Thuở xa xưa, làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nằm trên vùng đất cao bên bờ Tiêu Tương, xung quanh là rừng cây rậm rạp. Trong rừng có nhiều cây búng báng, do đó tên nôm của làng là Kẻ Báng, áp sang tên chữ là Dịch Bảng. Thời Bắc thuộc, làng thuộc bộ Vũ Ninh và có tên là hương (xã) Diên Uẩn, đến đời Đường, đổi là hương Cổ Pháp. Tên Đình Bảng được sử sách chép vào năm 1362, đời vua Trần Dụ Tông.
Đến nay, nhiều địa danh ở rừng Báng còn mang dấu tích thời xa xưa. Ở cổng sông Ngò, trên có ba chữ lớn “Nam phong huân” (gió Nam tốt lành). Hai cột trụ ghi đôi câu đối:
Hãn ngoại Tiêu Tương lai dẫn thủy
Đình tiền Cổ Pháp đắc lâm sơn
nghĩa là:
Ngăn phía ngoài có sông Tiêu Tương dẫn nước
Ngoảnh trước mặt có rừng Cổ Pháp đẹp thay.
Chính nơi cảnh đẹp đã sinh ra Lý Thái Tổ, vị vua khai sáng vương triều Lý.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), là con bà Phạm Thị, thủ hộ chùa Thiên Tâm trên núi Tiêu Sơn. Một đêm, bà vào rừng gặp người thần rồi có thai. Đến ngày sắp khai hoa, sợ dân làng dị nghị, bà phải lánh về chùa Cổ Pháp rồi sinh Công Uẩn tại tam quan chùa Dận. Khi Công Uẩn mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà sư Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi và cho theo họ Lý. Công Uẩn thông minh, dĩnh ngộ, dáng mạo khôi kỳ, vết chỉ ở hai lòng bàn chân có chữ Vương. Sau được gửi sang chùa Lục Tổ học sư Vạn Hạnh (anh trai của Lý Khánh Văn). Vạn Hạnh thấy Công Uẩn có quý tướng bèn thốt lên: “Đứa bé này không phải là người thường, sau này có thể giải nguy, gỡ rối, là bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Lớn lên, Công Uẩn là một chàng trai có chí khí, thích kinh sử, ham luyện tập võ nghệ. Đến đời Ứng Thiên (1005), ông theo vua Lê Trung Tông. Khi vua Trung Tông bị hại, Công Uẩn ôm xác vua mà khóc, Ngọa Triều (Long Đĩnh) khen là trung nghĩa, cho làm Tứ sương quân (quân bảo vệ kinh đô) Phó chỉ huy sứ rồi thăng lên Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ (người đứng đầu quân đội). Năm thứ 2 niên hiệu Cảnh Thụy (1009), vua Lê Ngọa Triều mất, tự quân còn nhỏ. Lý Công Uẩn lúc ấy 36 tuổi, được Chi hậu Đào Cam Mộc cùng quần thần trong triều đồng thanh hô: “Tôn Thân vệ làm thiên tử”.
Trước đó, cây gạo ở đầu làng Dịch Bảng bị sét đánh, hiện lời sấm ứng với việc nhà Lý làm chủ thiên hạ. Ở Viện Cảm tuyền (chùa Ứng Tâm), có con chó đẻ con lông trắng tuyền, đốm lông đen vệt thành hai chữ Thiên tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm vua. Thân vệ sinh năm Giáp Tuất, lên ngôi hoàng đế quả là ứng nghiệm.
Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thuận Thiên (thuận ý trời), giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt, đại xá cả nước, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành, thưa kiện được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà vua sẽ đích thân phân xử.
Về tên húy của vua, lâu nay các sách sử vẫn viết là Lý Công Uẩn. Dựa vào các cứ liệu vừa nêu, có ý kiến giải thích, đó không phải là tên húy, nên hiểu ông là người họ Lý ở hương Diên Uẩn (Lý là họ, Uẩn là tên hương, còn Công là cách gọi kính trọng của người xưa).
Lại nói, sau khi lên ngôi, vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ đã từ Hoa Lư về thăm quê nhà, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Hoàng Thái hậu và đo vài mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn lăng, cho đổi châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, đổi sông Bắc Giang thành sông Thiên Đức.
Lý Thái Tổ ở ngôi 18 năm, thọ 55 tuổi, băng ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Sử sách xưa nay ca ngợi lòng nhân từ và thương dân của vua. Trước khi qua đời, vua Thái Tổ có dặn không được xây lăng bằng gạch đá để khỏi hao tốn mà chỉ đắp bằng đất. Làm như thế có ba điều lợi: Quân lính thời bình dù chơi cũng phải ăn, nếu có thương nhớ nhà vua thì đi gánh đất đắp cho lăng cao thêm bao nhiêu thì quý bấy nhiêu; khi lăng cao cỏ mọc nhiều thì có thể chăn trâu cắt cỏ, nuôi trâu béo khỏe, cày ruộng tốt; trẻ con trong làng có đến vui chơi thì biết được tên lăng của vua, ôn lại sự tích mà nhớ ơn, noi gương tiền nhân. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, là người khoan từ, nhân thử, có lượng đế vương”.
Năm 1030, chỉ hai năm sau khi Lý Thái Tổ băng hà, Lý Thái Tông cho xây đền thờ Lý Thái Tổ ngay ở rừng Báng.
Trải thời gian, đền được mở rộng và khi triều Lý chuyển sang triều Trần, đền trở thành nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Đền xưa có quy mô bề thế, kiến trúc kiểu cung đình nên có tên gọi Cổ Pháp điện, đền Lý Bát Đế, còn dân gian chỉ gọi nôm na là đền Đô. Năm 1602 đền được vua Lê Kính Tông cho xây dựng lại. Năm Hoằng Định thứ năm (1604), Tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia Cổ Pháp điện tạo bi, nội dung cho biết, cuối thời Mạc, miếu thờ bị hoang phế, bia đá đổ nát, đất đai bị cường hào chiếm đoạt. Vì vậy, chánh điện Cổ Pháp là Vũ Nghi cùng các ông Nguyễn Sĩ Lộc, Ngô Củng, Nguyễn Hữu Niên, Nguyễn Thạch Lâm cùng dân địa phương tâu lên chúa Trịnh xin được trùng tu bia cũ và khôi phục lại cổ tích, đặt ra quy định ruộng tế điền. Lần này, có 100 người đóng góp, số ruộng tế là 284 mẫu 1 sào.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, đây vẫn là khu “đất rộng chừng trăm mẫu, cổ thụ um tùm”. Vật đổi sao dời, khu Sơn lăng (còn gọi là Thọ lăng Thiên Đức) hiện vẫn giữ được dáng vẻ xưa, trên mảnh đất có 8 đường cao và 8 dộc nước trông tựa như những đầu rồng gọi là “bát long bát thủ” (nơi yên nghỉ của 8 đời vua Lý) cùng chầu vào lăng phát tích là nơi yên nghỉ của Lý thánh mẫu Phạm Thị. Tại đây, còn có mộ của Ỷ Lan nguyên phi. Theo lệ xưa, ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang (15 tháng ba Âm lịch) trở thành ngày hội của làng. Trong ngày chính hội, vị quan đầu tỉnh thường làm chủ tế. Có năm, Toàn quyền Đông Dương và Công sứ Bắc Ninh cũng tới dự.
Ngày 13-9-1945, mười một ngày sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đền Đô thắp hương tưởng niệm các vị vua Lý. Năm 1952, trong kháng chiến chống Pháp, làng Đình Bảng nằm trong vùng chiến sự ác liệt, đền Đô bị phá hủy hoàn toàn. Tấm bia của Phùng Khắc Khoan bị đạn giặc bắn nham nhở, nằm dưới đống đổ nát nên may mắn còn sót lại đến ngày nay. Ngày 13-9-1989, nhân kỷ niệm 44 năm ngày Hồ Chủ tịch về thăm, đền Đô được khởi công xây dựng lại. Chủ yếu dựa vào sức dân, đền Đô từng bước đã được dựng lại theo kiến trúc xưa. Khuôn viên đền rộng 31.250m2. Các hạng mục kiến trúc gồm tiền tế, hậu cung và tòa thiêu hương đều được xây cất khang trang.
Từ ngày đền Đô được khôi phục, vùng đất thiêng đã xuất nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Vào 8 giờ ngày 26-8-1998, đúng lúc mở đầu lễ giỗ vua Lý Anh Tông, bầu trời phía trên đền Đô xuất hiện 8 vầng mây trắng. Ông Nguyễn Đức Thìn, người trông coi đền Đô, đã chụp được khoảnh khắc kỳ diệu đó và đặt tên cho tấm ảnh là Bát đế vân du. 12 giờ trưa ngày 13 tháng 3 năm Canh Thìn (2000), trước hội hai ngày, hiện tượng trên lại xuất hiện và kéo dài trong nửa giờ. Cũng dịp này, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 32 của hoàng tử Lý Long Tường đã tìm về Đình Bảng dâng gia phả họ Lý 800 năm ở Hàn Quốc. Lý Long Tường (sinh khoảng năm 1175) là con thứ 7 của Lý Anh Tông, khi triều Lý chấm dứt đã cùng một số thân tín vượt biển đến Cao Ly (tên gọi cũ của Triều Tiên).
Năm 1253, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly, Lý Long Tường cùng dân địa phương chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân Mông Cổ thua to phải xin hàng. Vua Cao Ly phong tước, thưởng công cho người có công đầu đánh tan giặc ngoài là Hoa Sơn Quân, vì ở Đại Việt có núi mang tên ấy. Lại cấp đất rộng 30 dặm làm thái ấp, cho xây Thụ hàng môn để ghi lại công lao to lớn của Lý Long Tường.
Bằng tấm lòng thành kính và biết ơn vua Lý Thái Tổ, người đã chọn Thăng Long “làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, năm 2000, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng Ngũ môn long (năm cửa rồng) trong quần thể kiến trúc đền Đô.
Theo HanoiMoi
Đến nay, nhiều địa danh ở rừng Báng còn mang dấu tích thời xa xưa. Ở cổng sông Ngò, trên có ba chữ lớn “Nam phong huân” (gió Nam tốt lành). Hai cột trụ ghi đôi câu đối:
Hãn ngoại Tiêu Tương lai dẫn thủy
Đình tiền Cổ Pháp đắc lâm sơn
nghĩa là:
Ngăn phía ngoài có sông Tiêu Tương dẫn nước
Ngoảnh trước mặt có rừng Cổ Pháp đẹp thay.
Chính nơi cảnh đẹp đã sinh ra Lý Thái Tổ, vị vua khai sáng vương triều Lý.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), là con bà Phạm Thị, thủ hộ chùa Thiên Tâm trên núi Tiêu Sơn. Một đêm, bà vào rừng gặp người thần rồi có thai. Đến ngày sắp khai hoa, sợ dân làng dị nghị, bà phải lánh về chùa Cổ Pháp rồi sinh Công Uẩn tại tam quan chùa Dận. Khi Công Uẩn mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà sư Lý Khánh Văn. Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi và cho theo họ Lý. Công Uẩn thông minh, dĩnh ngộ, dáng mạo khôi kỳ, vết chỉ ở hai lòng bàn chân có chữ Vương. Sau được gửi sang chùa Lục Tổ học sư Vạn Hạnh (anh trai của Lý Khánh Văn). Vạn Hạnh thấy Công Uẩn có quý tướng bèn thốt lên: “Đứa bé này không phải là người thường, sau này có thể giải nguy, gỡ rối, là bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Lớn lên, Công Uẩn là một chàng trai có chí khí, thích kinh sử, ham luyện tập võ nghệ. Đến đời Ứng Thiên (1005), ông theo vua Lê Trung Tông. Khi vua Trung Tông bị hại, Công Uẩn ôm xác vua mà khóc, Ngọa Triều (Long Đĩnh) khen là trung nghĩa, cho làm Tứ sương quân (quân bảo vệ kinh đô) Phó chỉ huy sứ rồi thăng lên Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ (người đứng đầu quân đội). Năm thứ 2 niên hiệu Cảnh Thụy (1009), vua Lê Ngọa Triều mất, tự quân còn nhỏ. Lý Công Uẩn lúc ấy 36 tuổi, được Chi hậu Đào Cam Mộc cùng quần thần trong triều đồng thanh hô: “Tôn Thân vệ làm thiên tử”.
Trước đó, cây gạo ở đầu làng Dịch Bảng bị sét đánh, hiện lời sấm ứng với việc nhà Lý làm chủ thiên hạ. Ở Viện Cảm tuyền (chùa Ứng Tâm), có con chó đẻ con lông trắng tuyền, đốm lông đen vệt thành hai chữ Thiên tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm vua. Thân vệ sinh năm Giáp Tuất, lên ngôi hoàng đế quả là ứng nghiệm.
Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thuận Thiên (thuận ý trời), giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt, đại xá cả nước, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành, thưa kiện được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà vua sẽ đích thân phân xử.
Về tên húy của vua, lâu nay các sách sử vẫn viết là Lý Công Uẩn. Dựa vào các cứ liệu vừa nêu, có ý kiến giải thích, đó không phải là tên húy, nên hiểu ông là người họ Lý ở hương Diên Uẩn (Lý là họ, Uẩn là tên hương, còn Công là cách gọi kính trọng của người xưa).
Lại nói, sau khi lên ngôi, vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ đã từ Hoa Lư về thăm quê nhà, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Hoàng Thái hậu và đo vài mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn lăng, cho đổi châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, đổi sông Bắc Giang thành sông Thiên Đức.
Lý Thái Tổ ở ngôi 18 năm, thọ 55 tuổi, băng ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Sử sách xưa nay ca ngợi lòng nhân từ và thương dân của vua. Trước khi qua đời, vua Thái Tổ có dặn không được xây lăng bằng gạch đá để khỏi hao tốn mà chỉ đắp bằng đất. Làm như thế có ba điều lợi: Quân lính thời bình dù chơi cũng phải ăn, nếu có thương nhớ nhà vua thì đi gánh đất đắp cho lăng cao thêm bao nhiêu thì quý bấy nhiêu; khi lăng cao cỏ mọc nhiều thì có thể chăn trâu cắt cỏ, nuôi trâu béo khỏe, cày ruộng tốt; trẻ con trong làng có đến vui chơi thì biết được tên lăng của vua, ôn lại sự tích mà nhớ ơn, noi gương tiền nhân. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, là người khoan từ, nhân thử, có lượng đế vương”.
Năm 1030, chỉ hai năm sau khi Lý Thái Tổ băng hà, Lý Thái Tông cho xây đền thờ Lý Thái Tổ ngay ở rừng Báng.
Trải thời gian, đền được mở rộng và khi triều Lý chuyển sang triều Trần, đền trở thành nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Đền xưa có quy mô bề thế, kiến trúc kiểu cung đình nên có tên gọi Cổ Pháp điện, đền Lý Bát Đế, còn dân gian chỉ gọi nôm na là đền Đô. Năm 1602 đền được vua Lê Kính Tông cho xây dựng lại. Năm Hoằng Định thứ năm (1604), Tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia Cổ Pháp điện tạo bi, nội dung cho biết, cuối thời Mạc, miếu thờ bị hoang phế, bia đá đổ nát, đất đai bị cường hào chiếm đoạt. Vì vậy, chánh điện Cổ Pháp là Vũ Nghi cùng các ông Nguyễn Sĩ Lộc, Ngô Củng, Nguyễn Hữu Niên, Nguyễn Thạch Lâm cùng dân địa phương tâu lên chúa Trịnh xin được trùng tu bia cũ và khôi phục lại cổ tích, đặt ra quy định ruộng tế điền. Lần này, có 100 người đóng góp, số ruộng tế là 284 mẫu 1 sào.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, đây vẫn là khu “đất rộng chừng trăm mẫu, cổ thụ um tùm”. Vật đổi sao dời, khu Sơn lăng (còn gọi là Thọ lăng Thiên Đức) hiện vẫn giữ được dáng vẻ xưa, trên mảnh đất có 8 đường cao và 8 dộc nước trông tựa như những đầu rồng gọi là “bát long bát thủ” (nơi yên nghỉ của 8 đời vua Lý) cùng chầu vào lăng phát tích là nơi yên nghỉ của Lý thánh mẫu Phạm Thị. Tại đây, còn có mộ của Ỷ Lan nguyên phi. Theo lệ xưa, ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang (15 tháng ba Âm lịch) trở thành ngày hội của làng. Trong ngày chính hội, vị quan đầu tỉnh thường làm chủ tế. Có năm, Toàn quyền Đông Dương và Công sứ Bắc Ninh cũng tới dự.
Ngày 13-9-1945, mười một ngày sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đền Đô thắp hương tưởng niệm các vị vua Lý. Năm 1952, trong kháng chiến chống Pháp, làng Đình Bảng nằm trong vùng chiến sự ác liệt, đền Đô bị phá hủy hoàn toàn. Tấm bia của Phùng Khắc Khoan bị đạn giặc bắn nham nhở, nằm dưới đống đổ nát nên may mắn còn sót lại đến ngày nay. Ngày 13-9-1989, nhân kỷ niệm 44 năm ngày Hồ Chủ tịch về thăm, đền Đô được khởi công xây dựng lại. Chủ yếu dựa vào sức dân, đền Đô từng bước đã được dựng lại theo kiến trúc xưa. Khuôn viên đền rộng 31.250m2. Các hạng mục kiến trúc gồm tiền tế, hậu cung và tòa thiêu hương đều được xây cất khang trang.
Từ ngày đền Đô được khôi phục, vùng đất thiêng đã xuất nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Vào 8 giờ ngày 26-8-1998, đúng lúc mở đầu lễ giỗ vua Lý Anh Tông, bầu trời phía trên đền Đô xuất hiện 8 vầng mây trắng. Ông Nguyễn Đức Thìn, người trông coi đền Đô, đã chụp được khoảnh khắc kỳ diệu đó và đặt tên cho tấm ảnh là Bát đế vân du. 12 giờ trưa ngày 13 tháng 3 năm Canh Thìn (2000), trước hội hai ngày, hiện tượng trên lại xuất hiện và kéo dài trong nửa giờ. Cũng dịp này, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 32 của hoàng tử Lý Long Tường đã tìm về Đình Bảng dâng gia phả họ Lý 800 năm ở Hàn Quốc. Lý Long Tường (sinh khoảng năm 1175) là con thứ 7 của Lý Anh Tông, khi triều Lý chấm dứt đã cùng một số thân tín vượt biển đến Cao Ly (tên gọi cũ của Triều Tiên).
Năm 1253, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly, Lý Long Tường cùng dân địa phương chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân Mông Cổ thua to phải xin hàng. Vua Cao Ly phong tước, thưởng công cho người có công đầu đánh tan giặc ngoài là Hoa Sơn Quân, vì ở Đại Việt có núi mang tên ấy. Lại cấp đất rộng 30 dặm làm thái ấp, cho xây Thụ hàng môn để ghi lại công lao to lớn của Lý Long Tường.
Bằng tấm lòng thành kính và biết ơn vua Lý Thái Tổ, người đã chọn Thăng Long “làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, năm 2000, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng Ngũ môn long (năm cửa rồng) trong quần thể kiến trúc đền Đô.
Theo HanoiMoi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét