Trong tour du lịch vào hè, du khách có thể về Thất Sơn (An Giang) để viếng thăm những thắng cảnh, di tích rất độc đáo của miền đất biên cương phía Tây Nam tổ quốc. Thất Sơn cách TP.HCM 260km, cách thành phố Cần Thơ 115km.
Từ thị trấn Tri Tôn, khách du lịch có thể đi về phía tây núi Dài để viếng thăm di tích, thắng cảnh Ô Tà Sóc thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang). Dọc con đường nhựa nhỏ về chiến trường xưa, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp. Loáng thoáng, ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người dân tộc Khmer trong vườn cây sầm uất.
Ô Tà Sóc có nghĩa là suối Ông Sóc, đây là một vùng rừng núi hoang dã nằm trên ngọn Sà Lon thuộc núi Dài (Ngoạ Long Sơn), trong hệ thống dải Thất Sơn. Núi Dài có chiều dài 8.000m, cao 580m. Sau khi xả hơi, thư giãn dưới chân núi Sà Lon, khách du lịch có thể đi lần theo những bậc đá quanh co, khúc khuỷu để xâm nhập, khám phá Ô Tà Sóc.
Cảnh vật hai bên đường hoang vu, thơ mộng. Du khách sẽ gặp những lạch nhỏ nước trong vắt chảy róc rách len qua muôn ngàn phiến đá thiên hình vạn trạng. Xen giữa đá núi, cây rừng hoang dại là những cây xoài, điều, mít, chuối xanh mướt lạ kỳ.
Ở rừng Ô Tà Sóc có rất nhiều chim. Ta hay gặp chìa vôi lửa nhảy nhót, líu lo trên những “vồ” đá cheo leo. Chim sâu ríu rít trong những tán trâm rừng chín mọng. Thỉnh thoảng du khách còn được nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” đồng vọng, xa xăm giữa núi rừng hoang vắng.
Thời chiến tranh, từ năm 1962 đến năm 1967, căn cứ của tỉnh uỷ An Giang đóng ở những hang động của Ô Tà Sóc. Điện Trời Gầm là nơi chỉ huy. Các cơ quan, đoàn thể đóng rải rác trong một thệ thống hang động có đường mòn nối liền nhau từ Bụng Ông Địa đến Ô Vàng, vồ Út Mươi, có bán kính gần 3km. Các hang động ở Ô Tà Sóc rất kiên cố, chứa được nhiều người.
Xâm nhập vào điện Trời Gầm, hang Phụ Nữ, hang Quân Y, hang Hậu Cần… khách du lịch được chứng kiến sự kỳ vĩ của thiên nhiên, những khối đá granit khổng lồ chồng chất, ăn thông nhau như một mê cung kỳ bí! Đến với đồi Ma Thiên Lãnh huyền thoại, khách du lịch sẽ được nghe câu chuyện thật cảm động về những chiến sĩ đã hy sinh trong hang đá. Đồi cao chừng 80m, nằm cách căn cứ Ô Tà Sóc khoảng 1.000m. Đây là đồi đá chỉ có một con đường từ phía tây lên.
Trên đồi Ma Thiên Lãnh, rải rác có nhiều cổ thụ như bằng lăng, sao, dầu, vông rừng, sung núi… và rất nhiều cây họ dây leo chằng chịt bám, rủ vào đá núi. Về Ô Tà Sóc – Ma Thiên Lãnh thăm chiến trường xưa, khám phá những hang động, dạo chơi và tìm hiểu cuộc sống của bà con Khmer sẽ cho bạn nhiều ấn tượng khó quên.
Theo SGTT
Từ thị trấn Tri Tôn, khách du lịch có thể đi về phía tây núi Dài để viếng thăm di tích, thắng cảnh Ô Tà Sóc thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang). Dọc con đường nhựa nhỏ về chiến trường xưa, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp. Loáng thoáng, ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người dân tộc Khmer trong vườn cây sầm uất.
Ô Tà Sóc có nghĩa là suối Ông Sóc, đây là một vùng rừng núi hoang dã nằm trên ngọn Sà Lon thuộc núi Dài (Ngoạ Long Sơn), trong hệ thống dải Thất Sơn. Núi Dài có chiều dài 8.000m, cao 580m. Sau khi xả hơi, thư giãn dưới chân núi Sà Lon, khách du lịch có thể đi lần theo những bậc đá quanh co, khúc khuỷu để xâm nhập, khám phá Ô Tà Sóc.
Cảnh vật hai bên đường hoang vu, thơ mộng. Du khách sẽ gặp những lạch nhỏ nước trong vắt chảy róc rách len qua muôn ngàn phiến đá thiên hình vạn trạng. Xen giữa đá núi, cây rừng hoang dại là những cây xoài, điều, mít, chuối xanh mướt lạ kỳ.
Ở rừng Ô Tà Sóc có rất nhiều chim. Ta hay gặp chìa vôi lửa nhảy nhót, líu lo trên những “vồ” đá cheo leo. Chim sâu ríu rít trong những tán trâm rừng chín mọng. Thỉnh thoảng du khách còn được nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” đồng vọng, xa xăm giữa núi rừng hoang vắng.
Thời chiến tranh, từ năm 1962 đến năm 1967, căn cứ của tỉnh uỷ An Giang đóng ở những hang động của Ô Tà Sóc. Điện Trời Gầm là nơi chỉ huy. Các cơ quan, đoàn thể đóng rải rác trong một thệ thống hang động có đường mòn nối liền nhau từ Bụng Ông Địa đến Ô Vàng, vồ Út Mươi, có bán kính gần 3km. Các hang động ở Ô Tà Sóc rất kiên cố, chứa được nhiều người.
Xâm nhập vào điện Trời Gầm, hang Phụ Nữ, hang Quân Y, hang Hậu Cần… khách du lịch được chứng kiến sự kỳ vĩ của thiên nhiên, những khối đá granit khổng lồ chồng chất, ăn thông nhau như một mê cung kỳ bí! Đến với đồi Ma Thiên Lãnh huyền thoại, khách du lịch sẽ được nghe câu chuyện thật cảm động về những chiến sĩ đã hy sinh trong hang đá. Đồi cao chừng 80m, nằm cách căn cứ Ô Tà Sóc khoảng 1.000m. Đây là đồi đá chỉ có một con đường từ phía tây lên.
Trên đồi Ma Thiên Lãnh, rải rác có nhiều cổ thụ như bằng lăng, sao, dầu, vông rừng, sung núi… và rất nhiều cây họ dây leo chằng chịt bám, rủ vào đá núi. Về Ô Tà Sóc – Ma Thiên Lãnh thăm chiến trường xưa, khám phá những hang động, dạo chơi và tìm hiểu cuộc sống của bà con Khmer sẽ cho bạn nhiều ấn tượng khó quên.
Theo SGTT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét