Với hình dáng kỳ lạ và được gắn những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền thoại, núi đôi Quản Bạ (hay còn gọi là núi Cô Tiên - PV) đã trở thành một trong những điểm nhấn trong hành trình lên cao nguyên địa chất Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) của du khách, là đề tài hấp dẫn cho những tay máy săn ảnh chuyên nghiệp tìm đến.
Nằm phơi mình giữa một thung lũng nhỏ bé bên phố núi Tam Sơn, huyện Quản Bạ, xung quanh là những thửa ruộng cao thấp liền kề, được tô điểm thêm những nếp nhà đất nâu óng màu thời gian mang đậm sắc màu miền cao nguyên đá, núi đôi Quản Bạ như hút hồn lữ khách mỗi dịp đến với nơi này bởi sự thơ mộng tuyệt trần đầy thi vị.
Thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc của núi đôi là vào mùa xuân và mùa hạ, lúc mà những thảm cỏ, cây bụi trên “hai trái đào” Cô Tiên đang xanh tươi mơn mởn vừa mới bật chồi, sinh lộc hay lúc mùa lúa chín vàng óng, rực rỡ trên các thửa ruộng bậc thang.
Đứng trên đỉnh đèo của quốc lộ 4C mà người dân Hà Giang vẫn quen gọi là đường Hạnh Phúc, du khách có thể quan sát một cách trọn vẹn vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế của núi đôi.
Không nhớ có từ thuở nào, nhưng từ bao đời nay núi đôi vẫn đẹp và hấp dẫn thế và câu chuyện huyền thoại về núi đã ăn sâu vào trong tiềm thức của những đồng bào dân tộc nơi đây.
Chuyện xưa kể rằng: ở miền Quản Bạ nhiều sương núi giăng giăng này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, thổi đàn môi rất giỏi làm mê đắm, xiêu lòng biết bao thiếu nữ miền sơn cước. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi và vang lên cả trời xanh. Có một nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần trên thượng giới tên là Hoa Đào tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi ấy rồi phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại. Cuộc hôn nhân giữa người và tiên đã thành, họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi bầu vú của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường. Hai quả núi đó được gọi là núi đôi hay núi Cô Tiên.
Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như đào, mận, lê, hồng,… (những sản vật của huyện Quản Bạ) có hương vị thơm ngon kỳ lạ, rau trái luôn xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt chảy xuyên bao bọc lấy miền núi đá tai mèo.
Theo các nhà khoa học địa chất thì núi đôi Quản Bạ được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn của thềm lục địa vỏ trái đất, sự đứt gãy của các khối núi đá vôi. Đây là nơi chuyển tiếp giữa địa tầng đá vôi với núi đất.
Chu vi của hai ngọn núi gần 1.000m, 2 ngọn núi tròn đều với diện tích xấp xỉ 3,6 ha.
Theo Thanhnien
Nằm phơi mình giữa một thung lũng nhỏ bé bên phố núi Tam Sơn, huyện Quản Bạ, xung quanh là những thửa ruộng cao thấp liền kề, được tô điểm thêm những nếp nhà đất nâu óng màu thời gian mang đậm sắc màu miền cao nguyên đá, núi đôi Quản Bạ như hút hồn lữ khách mỗi dịp đến với nơi này bởi sự thơ mộng tuyệt trần đầy thi vị.
Thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc của núi đôi là vào mùa xuân và mùa hạ, lúc mà những thảm cỏ, cây bụi trên “hai trái đào” Cô Tiên đang xanh tươi mơn mởn vừa mới bật chồi, sinh lộc hay lúc mùa lúa chín vàng óng, rực rỡ trên các thửa ruộng bậc thang.
Đứng trên đỉnh đèo của quốc lộ 4C mà người dân Hà Giang vẫn quen gọi là đường Hạnh Phúc, du khách có thể quan sát một cách trọn vẹn vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế của núi đôi.
Không nhớ có từ thuở nào, nhưng từ bao đời nay núi đôi vẫn đẹp và hấp dẫn thế và câu chuyện huyền thoại về núi đã ăn sâu vào trong tiềm thức của những đồng bào dân tộc nơi đây.
Chuyện xưa kể rằng: ở miền Quản Bạ nhiều sương núi giăng giăng này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, thổi đàn môi rất giỏi làm mê đắm, xiêu lòng biết bao thiếu nữ miền sơn cước. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi và vang lên cả trời xanh. Có một nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần trên thượng giới tên là Hoa Đào tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi ấy rồi phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại. Cuộc hôn nhân giữa người và tiên đã thành, họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi bầu vú của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường. Hai quả núi đó được gọi là núi đôi hay núi Cô Tiên.
Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như đào, mận, lê, hồng,… (những sản vật của huyện Quản Bạ) có hương vị thơm ngon kỳ lạ, rau trái luôn xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt chảy xuyên bao bọc lấy miền núi đá tai mèo.
Theo các nhà khoa học địa chất thì núi đôi Quản Bạ được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn của thềm lục địa vỏ trái đất, sự đứt gãy của các khối núi đá vôi. Đây là nơi chuyển tiếp giữa địa tầng đá vôi với núi đất.
Chu vi của hai ngọn núi gần 1.000m, 2 ngọn núi tròn đều với diện tích xấp xỉ 3,6 ha.
Theo Thanhnien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét