Tôi đã không định lên trạm Hải đăng Cù lao xanh (xã đảo Nhơn Châu, Quy Nhơn, Bình Định) vì ngại phải trèo mấy trăm bậc thang nhưng bởi lời "quảng cáo" của một sĩ quan Biên phòng: "Ra Nhơn Châu mà không lên Hải Đăng là chưa đến Nhơn Châu vậy", nên đã thay đổi ý định.
Mỹ nhân cô đơn
Cách đây mấy năm, tôi cũng đã lên trạm Hải đăng và đã gieo vào trong tâm tưởng của mình về sự cô đơn, huyền bí và quyến rũ như một mỹ nhân của ngọn đèn biển đã trên một trăm năm sừng sững giữa đại dương. Theo trạm phó Hải đăng Cù lao xanh (CLX) Nguyễn Hữu Kha, Hải đăng CLX được người Pháp xây dựng vào năm 1890 (còn Lịch sử thành phố Quy Nhơn thì khẳng định được xây dựng năm 1899).
Ngày đó, sau khi xây dựng xong Tòa sứ ở Quy Nhơn, người Pháp bắt đầu đặt các phao hướng dẫn cho tàu bè ra vào cảng Thị Nại, rồi cho xây dựng tại đảo CLX ngọn Hải đăng để hướng dẫn tàu bè đi lại trên vùng biển này. Thời Pháp, người ta không gọi là Hải đăng như bây giờ mà gọi là đèn pha Poulo Gambir. Kể từ đây, Hải đăng CLX đi vào lịch sử hàng hải quốc tế nhưng trước đó 4-5 thế kỷ, các nhà hàng hải phương Tây đã ghi lại trên các tấm bản đồ đi về phương Đông địa danh Poulo Gambir.
Ngự trên đỉnh núi cao nhất đảo, cách TP. Quy Nhơn 24 km về phía đông nam, Hải đăng CLX cao 119 mét tính từ mực nước biển, gồm 3 bộ phận: Chân tháp được xây 32 bậc thang bằng gạch vồ; thân tháp hình trụ, cao 19 mét, bên trong có một cầu thang lượn hình xoắn ốc 58 bậc; đèn pha chiếu sáng 27 hải lý. Đây là một trong những ngọn Hải đăng được xây dựng sớm và hiện đại nhất ở nước ta. Khoảng năm 1993, ngành Bưu chính Việt Nam đã đưa hình ảnh của Hải đăng CLX vào bộ tem do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
Hải đăng CLX là một sự hòa quyện tuyệt diệu giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây; vừa mang "hơi thở" của trường phái kiến trúc Gô-Tich, vừa có dáng dấp kiến trúc phương Đông. Kết cấu của hải đăng gồm 4 phần chính, phân bổ hài hòa, hợp lý. Tầng dưới cùng là bậc thang gồm 32 bậc, xây bằng gạch vồ. Vào trong lòng tháp, ta đi lên một cầu thang lượn xoắn ốc là tới tầng chính, nơi để đèn.
Song song với việc xây dựng hải đăng CLX, những người thợ còn xây dựng ở cạnh đó một công trình khá đặc sắc là khu nhà của viên quan ba Pháp. Tòa nhà này gồm 2 tầng, rộng 10m, dài 40m, có 16 phòng. Tòa nhà xây dựng bằng gạch vồ, tường dày tới gần nửa mét và nền móng xây bằng đá tảng rất kiên cố. Ðặc biệt, ở đây có một hệ thống dự trữ nước mưa không bao giờ cạn. Trên tầng sân thượng là một hệ thống hứng, dẫn nước mưa. Nước chảy xuống nhiều ống (có lưới gạt, lọc bụi, rác). Khi nước chảy xuống bể sâu ở tầng hầm cuối cùng thì vô cùng sạch và nước rất ngon. Bể chứa nước rộng 4m, dài 9m, cao 2,5m.
Việc xây dựng Hải đăng CLX là một sự kiện đặc biệt thời bấy giờ. Có lẽ vì thế, trong dân gian vẫn còn lưu truyền bài vè về sự kiện này:
Đất bằng súng nổ cái đùng
Khi không đèn điện nứt bùng làm ra
Đời ông cho chí đời cha
Bây giờ mới thấy điện mà Cù lao
Bời vì tàu đụng hòn cao
Địa đồ họa sót chỗ nào lộng, khơi
Mà xem cuộc núi giữa trời
Để làm đèn điện khắp nơi xa gần...
Và chắc chắn, không ít mồ hôi, nước mắt và cả máu của bao người thợ xây dựng đã phải đổ xuống để có được Hải đăng CLX hôm nay. Theo kể lại, người Pháp đã tuyển công nhân từ trong Quy Nhơn ra đảo để xây dựng. Nhiều người rất sợ nhưng không thể không đi:
Không đi thì chẳng đặng nào
Có đi thì sợ ba đào lênh đênh.
Trạm phó Nguyễn Hữu Kha trực tiếp đưa chúng tôi đi tham quan tháp Hải đăng. Anh kể: "Trong cơn bão số 8 năm 2001, nửa đêm, toàn bộ các cửa kính bảo vệ cho ngọn đèn pha bị gió bật tung, nước mưa theo đó thấm vào các mạch điện tử làm đèn tắt phụt. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử hơn một trăm năm qua, Hải đăng CLX bị tắt. Mãi đến sáng hôm sau, bão tan, chúng tôi mới phục hồi được." Anh nói thêm, theo nguyên tắc, Hải đăng chỉ được phép ngừng sáng trong vòng 15 phút. Thế mà cái cơn bão số 8 khủng khiếp kia đã khiến Hải đăng CLX ngừng sáng khoảng 6 giờ đồng hồ, kể ra cũng là một sự kiện đáng nhớ trong lịch sử trên một trăm năm của ngọn Hải đăng này.
Đèn pha trên tháp Hải đăng, nói theo cách nói của trạm phó Kha, có tầm hiệu lực 27 hải lý, tức là gần 50 km, ban đầu dùng bằng ga, chuyển động do một quả tạ cơ năng để tạo nên vòng xoay. Năm 1957, đèn thay bằng bóng điện có công suất 1 ngàn Watt. Đến 1984, được thay bằng hệ thống mô tơ từ trường và hệ thống bán dẫn để điều khiển mâm quay giữ tốc độ cố định. Chu kỳ của vòng quay là 12 giây, hệ quay là 3 tia sáng ngắn rồi đến 1 tia sáng dài. Do đó, nhìn từ xa không thấy vệt sáng mà thấy ánh đèn như tia chớp.
Hiện nay, nguồn cung cấp điện cho Hải đăng là 8 máy phát điện, công suất 6 KVA/máy. Mỗi giờ, Hải đăng ngốn hết 4 KW điện để thực hiện nhiệm vụ chỉ dẫn cho tàu bè qua lại, bắt đầu từ 17 giờ 30 phút và kết thúc vào 6 giờ sáng mỗi ngày.
Đảo là nhà
Làm việc tại trạm hải đăng CLX có 10 cán bộ, nhân viên và toàn bộ là nam giới. Hầu như mỗi người một quê, người Bình Định, người Quảng Ngãi, người Huế... Trẻ nhất là kỹ thuật viên Phạm Văn Cung, 24 tuổi, quê Hải Hưng, mới ra trường và được phân công về trạm. Trạm phó Kha là người thâm niên nhất. Anh vào nghề từ năm 1977, đến 1983 thì về Hải đăng CLX và gắn bó luôn từ đó đến nay.
Chúng tôi hỏi về những khó khăn mà các anh thường gặp, trạm phó Kha cười: "Nghề của tụi tôi là phải thường xuyên xa đất liền, riết rồi quen. Anh em ở trạm ai cũng đều xác định "đảo là nhà" nên cũng chẳng có vấn đề gì." Đời sống tinh thần, theo trạm phó Kha, là tạm ổn. Trạm có điện thoại, ti vi, các loại báo chí. Còn đời sống vật chất thì hơi thiếu thốn. Cứ đúng 6 giờ 30 phút sáng, một nhân viên của trạm lại "hạ sơn" để đi chợ, nấu ăn. Tuy nhiên, chợ trên đảo không có nhiều loại thực phẩm phong phú như chợ trong đất liền, thiếu nhất là rau xanh.
Mùa mưa thì không sao, mùa khô thì năm nào cũng bị thiếu nước. Trạm có 2 bể trữ nước âm dưới lòng đất nhưng do xây dựng đã quá lâu, bị rễ bàng "xâm thực" nên thường xuyên rò rỉ. Thiếu nước, anh em trong trạm lại phân công nhau "hạ sơn" gánh nước lên, rất cực. Ngoài ra, để cải thiện, cách đây mấy năm, trạm tổ chức nuôi dê nhưng đến nay không thể quản lý được bởi do thả rông, chúng chạy lung tung trên đảo và đã trở thành "thú rừng".
Sau những cái bắt tay thật chặt, chúng tôi rời đảo nhỏ để về lại đất liền. Đêm xuống. Trong cái nền tối đen giao hòa giữa biển và trời, con tàu sắt mà chúng tôi đang đi trở nên thật mong manh giữa biển cả mênh mông. Đột nhiên, tất cả mọi người trên boong tàu đều ồ lên khi thấy một luồng sáng mỏng quét qua. Hải đăng CLX đã bắt đầu chớp sáng. Dù không nói ra nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng khi thấy cái ánh chớp thân thuộc đó.
Cù Lao xanh: Đảo của người già
Đảo chỉ cách đất liền 12 hải lý, trai gái lớn lên lần lượt vào đất liền, để lại đảo toàn những người già cả vật lộn mưu sinh cùng sóng gió...
Đảo tiền tiêu Cù Lao Xanh của miền đất võ Bình Định được ví là hòn ngọc trên biển. Thời Pháp thuộc, đảo có tên hành chính là Thanh Châu. Xung quanh đảo có nhiều rạn san hô, bãi đá ngầm, từng nhấn chìm nhiều tàu thuyền qua lại.
Năm 1890, người Pháp đã tiến hành khảo sát, cho xây dựng một ngọn hải đăng, đặt tên là Plogam Bir (Cù Lao Xanh). Ngọn hải đăng này cao sừng sững nơi phong ba bão táp hơn trăm năm qua, hiện vẫn còn rất kiên cố. Nó trở thành "mắt thần" giúp tàu thuyền qua lại vùng biển miền Trung.
Ngàn trùng xa cách
Những ngày trời biển trong xanh, đứng ở TP Quy Nhơn có thể phóng tầm mắt thấp thoáng nhìn rõ Cù Lao Xanh (thuộc đơn vị hành chính xã Nhơn Châu) lồ lộ giữa sóng nước khơi xa. Bằng kinh nghiệm của chàng trai từng chuyên nghề đánh cá, Quân chọn một ngày biển êm trước mùa gió bấc rủ tôi vượt biển ra đảo.
Dè dặt e sợ vẫn bị say sóng nhưng vì thiện chí với Quân, rốt cuộc tôi đã cố quyết tâm lên đường. Bước lên chiếc tàu gỗ trông khá nhỏ và cũ kỹ, chòng chành suốt 3 giờ đồng hồ trên biển, trong tôi mới thoáng tan cảm giác thấp thỏm âu lo khi tàu thả neo bám chắc bến đảo Cù Lao Xanh. Nghe đâu chiếc tàu này từng là phương tiện của ngư dân đi đánh cá, nhưng sau đó đã được chuyển hệ sang vận chuyển khách ra vào đảo mỗi ngày.
Quân nhoẻn miệng cười tươi vì thấy tôi lần đầu tiên khỏe khoắn sau một hành trình dài vượt biển nhờ trời yên bể lặng. Cậu bắt đầu giới thiệu về đất đảo rành rẽ như một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Cù Lao Xanh chỉ rộng chừng 3,5 km2 nhưng đẹp quyến rũ một cách hoang sơ. Du khách mới đến đây đều bị hớp hồn bởi những rặng đá kỳ vĩ ưỡn mình vạm vỡ trước muôn trùng sóng biển.
Quân mời tôi về nhà thăm cho biết nơi ở. Chúng tôi men theo con đường bê tông ngoằn ngoèo khá nhỏ, vắng tanh bóng người qua lại. Hai bên đường chỉ toàn là những ngôi nhà cấp bốn đơn sơ. Hỏi chuyện mới biết: cả đảo chỉ có một ngôi nhà hai tầng.
Rất ít gia đình sắm xe máy vì sắm về cũng chẳng biết dùng để đi đâu trên hòn đảo nhỏ hẹp này. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì thấy bạn tự mở cửa vào nhà. "Nhà mình sống kiểu tự cung tự cấp. Ở đây ít có một công việc gì có thể đi làm thuê làm mướn kiếm tiền. Có lẽ bố mình đang đi lặn ốc biển, mẹ chắc vá lưới ngoài chợ, thường thì đến giờ nấu nướng, ăn uống mới có mặt ở nhà", Quân vội giải thích.
Có vẻ được tận hưởng thiên nhiên kỳ thú nhưng cuộc sống người dân đất đảo chỉ có… sóng gió là "tài sản" dư thừa, còn lại mọi thứ vật dụng sinh hoạt đều thiếu thốn.
Thời tiết ở đây khắc nghiệt nên mọi người không canh tác được ruộng vườn, chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá nhưng lúc có lúc không. Gạo ăn thì phải mua từ đất liền chở ra. Rau sống ở đảo đắt gấp nhiều lần so với thịt cá vì rất khan hiếm.
Cù Lao Xanh trước đây nổi tiếng với nguồn cá thu đặc sản. Giăng lưới đăng một ngày có thể bắt được cả ngàn con. Từ ngày người ta đắp đất xây kè, cầu cảng làm dự án xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá, luồng chảy bị biến đổi khiến những đàn cá vốn được dân đảo quy đổi bằng vàng bỗng "chạy" biệt tăm…
Đảo của... người già
Trên đảo cũng có chợ được xây khá hoành tráng nhưng người dân chẳng có gì để nhóm họp. Nó vắng vẻ ngày này sang tháng nọ. Trạm Y tế có phòng phẫu thuật nhưng "xây xong rồi bỏ đó" vì không có bác sĩ và thiếu trang thiết bị.
Y sĩ ở đảo chỉ chữa được bệnh cảm sốt thông thường, gặp ca phải mổ thì lập tức ký chuyển vào đất liền. Lỡ mà chuyển không kịp thì đành… chịu chết! Có sản phụ lâm bồn ngay khi đang trên tàu vượt biển...
Mùa nắng đảo thiếu nước ngọt. Mùa mưa bão lại thiếu lương thực vì cô lập. Hằng ngày máy điện của xã chỉ phát điện từ 17 giờ đến 23 giờ. Ở đảo học hết cấp 2 mà muốn học tiếp phải rời đảo vào đất liền.
Các gia đình đều khó khăn nên số con em họ lấy được tấm bằng đại học đến nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Quân chợt chùng giọng: "Chuyện khổ cực ở đảo còn nhiều lắm, kể mãi cũng không hết đâu bạn ơi!'.
Chiều dần buông. Hoàng hôn nhuộm đỏ biển đảo. Tôi kéo Quân ra bờ biển, đi về phía những tảng đá lớn có bề mặt nhẵn thín nhô ra chặn sóng tầng tầng lớp lớp, đoạn nói: "Nơi này ai có tiền đầu tư làm du lịch thì tuyệt, sẽ hái ra tiền chứ chẳng phải chuyện chơi. Tàu gỗ hiện tại đi mất gần nửa ngày, chứ có tàu cao tốc rút ngắn thời gian ra vào đảo chắc chắn sẽ lôi cuốn du khách thích khám phá cảm giác mới lạ tìm đến…".
"Người ta đã có kế hoạch làm rồi. Tiếc là đợi mãi chẳng thấy động tĩnh gì" - Quân lại nhoẻn miệng cười: "Nếu mà có làm du lịch này nọ thì tụi mình đâu có lận đận khổ thân đủ chuyện khi phải bỏ đất đảo ra đi như thế. Bạn bè rủ nhau đi hết trơn nên giờ Cù Lao Xanh thành đảo người già mất rồi!".
Thế đấy, biển xanh, cát trắng, phong cảnh hữu tình… nhưng lại thiếu bóng dáng nam thanh nữ tú. Và như thế, cái làm nên linh hồn cho bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên là tình yêu đôi lứa cũng không có nốt!
Vượt sóng tìm duyên
Từng nhiều năm gắn bó với "đảo người già", trung tá Phan Văn Hào - Đồn trưởng Đồn Biên phòng 332 - khi gặp chúng tôi đã gọi đó là những cuộc "di tản vì tình yêu" khiến cho đảo vốn đã ít người lại càng thưa vắng hơn.
Cư dân trên đảo nay chủ yếu còn lại những người già và những đôi vợ chồng trung niên cố bám trụ với mảnh đất ông cha để lại. Nam thanh nữ tú ở đảo phần đông có mối quan hệ họ hàng với nhau. Đến tuổi kén vợ chọn chồng thì "đỏ mắt" cũng không có mối nào để… tán, bèn tìm cách ra đi, mong kiếm tìm tình yêu và xây dựng gia đình.
Không đi thì chẳng đặng nào/Đi thì lại sợ ba đào lênh đênh... Bạn bè Quân thường bày tỏ nỗi niềm của mình bằng một câu ca như thế, bởi lẽ những cuộc ra đi vì tình yêu ấy không phải lúc nào cũng đều dễ dàng đạt được ước nguyện.
Sau những ngày dài lênh đênh với nghề biển nhưng chẳng khấm khá gì, Quân cũng quyết định rời đất đảo từng bao năm gắn bó tuổi thơ của mình để vào đất liền làm công nhân. Cuộc "di tản" của Quân không chỉ vì kế mưu sinh mà mục đích chính là khởi đầu cho một hành trình kiếm tìm tình yêu...
* Nơi ngủ nghỉ: UBND xã có nhà khách (2 phòng ngủ) dành cho khách sang công tác. Trên đảo không có resort, hotel, nhà nghỉ.
Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng vì người dân trên đảo khá hiếu khách, bạn có thể ở cùng họ. Hoặc ra đảo mang theo lều, trại để ngủ giữa thiên nhiên.
* Nhà hàng, quán ăn: Hầu như không có. Chỉ có một vài quán cafe nhỏ. Đồ ăn nên chuẩn bị trước từ Quy Nhơn. Có thể mua đồ ăn của ngư dân.
* Di chuyển:
- Nhơn Châu - Quy Nhơn: 1 chuyến/ngày, xuất phát khoảng 6h30-7h00 sáng
- Quy Nhơn - Nhơn Châu: 1 chuyến/ngày, xuất phát khoảng 13h00 chiều
- Có thể thuê đò từ bến Hàm Tử để đi về trong ngày (từ Quy Nhơn đến Nhơn Châu mất khoảng 2 tiếng rưỡi).
Theo Thanhnien online
Mỹ nhân cô đơn
Cách đây mấy năm, tôi cũng đã lên trạm Hải đăng và đã gieo vào trong tâm tưởng của mình về sự cô đơn, huyền bí và quyến rũ như một mỹ nhân của ngọn đèn biển đã trên một trăm năm sừng sững giữa đại dương. Theo trạm phó Hải đăng Cù lao xanh (CLX) Nguyễn Hữu Kha, Hải đăng CLX được người Pháp xây dựng vào năm 1890 (còn Lịch sử thành phố Quy Nhơn thì khẳng định được xây dựng năm 1899).
Ngày đó, sau khi xây dựng xong Tòa sứ ở Quy Nhơn, người Pháp bắt đầu đặt các phao hướng dẫn cho tàu bè ra vào cảng Thị Nại, rồi cho xây dựng tại đảo CLX ngọn Hải đăng để hướng dẫn tàu bè đi lại trên vùng biển này. Thời Pháp, người ta không gọi là Hải đăng như bây giờ mà gọi là đèn pha Poulo Gambir. Kể từ đây, Hải đăng CLX đi vào lịch sử hàng hải quốc tế nhưng trước đó 4-5 thế kỷ, các nhà hàng hải phương Tây đã ghi lại trên các tấm bản đồ đi về phương Đông địa danh Poulo Gambir.
Ngự trên đỉnh núi cao nhất đảo, cách TP. Quy Nhơn 24 km về phía đông nam, Hải đăng CLX cao 119 mét tính từ mực nước biển, gồm 3 bộ phận: Chân tháp được xây 32 bậc thang bằng gạch vồ; thân tháp hình trụ, cao 19 mét, bên trong có một cầu thang lượn hình xoắn ốc 58 bậc; đèn pha chiếu sáng 27 hải lý. Đây là một trong những ngọn Hải đăng được xây dựng sớm và hiện đại nhất ở nước ta. Khoảng năm 1993, ngành Bưu chính Việt Nam đã đưa hình ảnh của Hải đăng CLX vào bộ tem do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
Hải đăng CLX là một sự hòa quyện tuyệt diệu giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây; vừa mang "hơi thở" của trường phái kiến trúc Gô-Tich, vừa có dáng dấp kiến trúc phương Đông. Kết cấu của hải đăng gồm 4 phần chính, phân bổ hài hòa, hợp lý. Tầng dưới cùng là bậc thang gồm 32 bậc, xây bằng gạch vồ. Vào trong lòng tháp, ta đi lên một cầu thang lượn xoắn ốc là tới tầng chính, nơi để đèn.
Song song với việc xây dựng hải đăng CLX, những người thợ còn xây dựng ở cạnh đó một công trình khá đặc sắc là khu nhà của viên quan ba Pháp. Tòa nhà này gồm 2 tầng, rộng 10m, dài 40m, có 16 phòng. Tòa nhà xây dựng bằng gạch vồ, tường dày tới gần nửa mét và nền móng xây bằng đá tảng rất kiên cố. Ðặc biệt, ở đây có một hệ thống dự trữ nước mưa không bao giờ cạn. Trên tầng sân thượng là một hệ thống hứng, dẫn nước mưa. Nước chảy xuống nhiều ống (có lưới gạt, lọc bụi, rác). Khi nước chảy xuống bể sâu ở tầng hầm cuối cùng thì vô cùng sạch và nước rất ngon. Bể chứa nước rộng 4m, dài 9m, cao 2,5m.
Việc xây dựng Hải đăng CLX là một sự kiện đặc biệt thời bấy giờ. Có lẽ vì thế, trong dân gian vẫn còn lưu truyền bài vè về sự kiện này:
Đất bằng súng nổ cái đùng
Khi không đèn điện nứt bùng làm ra
Đời ông cho chí đời cha
Bây giờ mới thấy điện mà Cù lao
Bời vì tàu đụng hòn cao
Địa đồ họa sót chỗ nào lộng, khơi
Mà xem cuộc núi giữa trời
Để làm đèn điện khắp nơi xa gần...
Và chắc chắn, không ít mồ hôi, nước mắt và cả máu của bao người thợ xây dựng đã phải đổ xuống để có được Hải đăng CLX hôm nay. Theo kể lại, người Pháp đã tuyển công nhân từ trong Quy Nhơn ra đảo để xây dựng. Nhiều người rất sợ nhưng không thể không đi:
Không đi thì chẳng đặng nào
Có đi thì sợ ba đào lênh đênh.
Đèn pha trên tháp Hải đăng, nói theo cách nói của trạm phó Kha, có tầm hiệu lực 27 hải lý, tức là gần 50 km, ban đầu dùng bằng ga, chuyển động do một quả tạ cơ năng để tạo nên vòng xoay. Năm 1957, đèn thay bằng bóng điện có công suất 1 ngàn Watt. Đến 1984, được thay bằng hệ thống mô tơ từ trường và hệ thống bán dẫn để điều khiển mâm quay giữ tốc độ cố định. Chu kỳ của vòng quay là 12 giây, hệ quay là 3 tia sáng ngắn rồi đến 1 tia sáng dài. Do đó, nhìn từ xa không thấy vệt sáng mà thấy ánh đèn như tia chớp.
Hiện nay, nguồn cung cấp điện cho Hải đăng là 8 máy phát điện, công suất 6 KVA/máy. Mỗi giờ, Hải đăng ngốn hết 4 KW điện để thực hiện nhiệm vụ chỉ dẫn cho tàu bè qua lại, bắt đầu từ 17 giờ 30 phút và kết thúc vào 6 giờ sáng mỗi ngày.
Đảo là nhà
Làm việc tại trạm hải đăng CLX có 10 cán bộ, nhân viên và toàn bộ là nam giới. Hầu như mỗi người một quê, người Bình Định, người Quảng Ngãi, người Huế... Trẻ nhất là kỹ thuật viên Phạm Văn Cung, 24 tuổi, quê Hải Hưng, mới ra trường và được phân công về trạm. Trạm phó Kha là người thâm niên nhất. Anh vào nghề từ năm 1977, đến 1983 thì về Hải đăng CLX và gắn bó luôn từ đó đến nay.
Chúng tôi hỏi về những khó khăn mà các anh thường gặp, trạm phó Kha cười: "Nghề của tụi tôi là phải thường xuyên xa đất liền, riết rồi quen. Anh em ở trạm ai cũng đều xác định "đảo là nhà" nên cũng chẳng có vấn đề gì." Đời sống tinh thần, theo trạm phó Kha, là tạm ổn. Trạm có điện thoại, ti vi, các loại báo chí. Còn đời sống vật chất thì hơi thiếu thốn. Cứ đúng 6 giờ 30 phút sáng, một nhân viên của trạm lại "hạ sơn" để đi chợ, nấu ăn. Tuy nhiên, chợ trên đảo không có nhiều loại thực phẩm phong phú như chợ trong đất liền, thiếu nhất là rau xanh.
Mùa mưa thì không sao, mùa khô thì năm nào cũng bị thiếu nước. Trạm có 2 bể trữ nước âm dưới lòng đất nhưng do xây dựng đã quá lâu, bị rễ bàng "xâm thực" nên thường xuyên rò rỉ. Thiếu nước, anh em trong trạm lại phân công nhau "hạ sơn" gánh nước lên, rất cực. Ngoài ra, để cải thiện, cách đây mấy năm, trạm tổ chức nuôi dê nhưng đến nay không thể quản lý được bởi do thả rông, chúng chạy lung tung trên đảo và đã trở thành "thú rừng".
Sau những cái bắt tay thật chặt, chúng tôi rời đảo nhỏ để về lại đất liền. Đêm xuống. Trong cái nền tối đen giao hòa giữa biển và trời, con tàu sắt mà chúng tôi đang đi trở nên thật mong manh giữa biển cả mênh mông. Đột nhiên, tất cả mọi người trên boong tàu đều ồ lên khi thấy một luồng sáng mỏng quét qua. Hải đăng CLX đã bắt đầu chớp sáng. Dù không nói ra nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng khi thấy cái ánh chớp thân thuộc đó.
Cù Lao xanh: Đảo của người già
Đảo chỉ cách đất liền 12 hải lý, trai gái lớn lên lần lượt vào đất liền, để lại đảo toàn những người già cả vật lộn mưu sinh cùng sóng gió...
Đảo tiền tiêu Cù Lao Xanh của miền đất võ Bình Định được ví là hòn ngọc trên biển. Thời Pháp thuộc, đảo có tên hành chính là Thanh Châu. Xung quanh đảo có nhiều rạn san hô, bãi đá ngầm, từng nhấn chìm nhiều tàu thuyền qua lại.
Năm 1890, người Pháp đã tiến hành khảo sát, cho xây dựng một ngọn hải đăng, đặt tên là Plogam Bir (Cù Lao Xanh). Ngọn hải đăng này cao sừng sững nơi phong ba bão táp hơn trăm năm qua, hiện vẫn còn rất kiên cố. Nó trở thành "mắt thần" giúp tàu thuyền qua lại vùng biển miền Trung.
Ngàn trùng xa cách
Những ngày trời biển trong xanh, đứng ở TP Quy Nhơn có thể phóng tầm mắt thấp thoáng nhìn rõ Cù Lao Xanh (thuộc đơn vị hành chính xã Nhơn Châu) lồ lộ giữa sóng nước khơi xa. Bằng kinh nghiệm của chàng trai từng chuyên nghề đánh cá, Quân chọn một ngày biển êm trước mùa gió bấc rủ tôi vượt biển ra đảo.
Dè dặt e sợ vẫn bị say sóng nhưng vì thiện chí với Quân, rốt cuộc tôi đã cố quyết tâm lên đường. Bước lên chiếc tàu gỗ trông khá nhỏ và cũ kỹ, chòng chành suốt 3 giờ đồng hồ trên biển, trong tôi mới thoáng tan cảm giác thấp thỏm âu lo khi tàu thả neo bám chắc bến đảo Cù Lao Xanh. Nghe đâu chiếc tàu này từng là phương tiện của ngư dân đi đánh cá, nhưng sau đó đã được chuyển hệ sang vận chuyển khách ra vào đảo mỗi ngày.
Quân nhoẻn miệng cười tươi vì thấy tôi lần đầu tiên khỏe khoắn sau một hành trình dài vượt biển nhờ trời yên bể lặng. Cậu bắt đầu giới thiệu về đất đảo rành rẽ như một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Cù Lao Xanh chỉ rộng chừng 3,5 km2 nhưng đẹp quyến rũ một cách hoang sơ. Du khách mới đến đây đều bị hớp hồn bởi những rặng đá kỳ vĩ ưỡn mình vạm vỡ trước muôn trùng sóng biển.
Quân mời tôi về nhà thăm cho biết nơi ở. Chúng tôi men theo con đường bê tông ngoằn ngoèo khá nhỏ, vắng tanh bóng người qua lại. Hai bên đường chỉ toàn là những ngôi nhà cấp bốn đơn sơ. Hỏi chuyện mới biết: cả đảo chỉ có một ngôi nhà hai tầng.
Rất ít gia đình sắm xe máy vì sắm về cũng chẳng biết dùng để đi đâu trên hòn đảo nhỏ hẹp này. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì thấy bạn tự mở cửa vào nhà. "Nhà mình sống kiểu tự cung tự cấp. Ở đây ít có một công việc gì có thể đi làm thuê làm mướn kiếm tiền. Có lẽ bố mình đang đi lặn ốc biển, mẹ chắc vá lưới ngoài chợ, thường thì đến giờ nấu nướng, ăn uống mới có mặt ở nhà", Quân vội giải thích.
Có vẻ được tận hưởng thiên nhiên kỳ thú nhưng cuộc sống người dân đất đảo chỉ có… sóng gió là "tài sản" dư thừa, còn lại mọi thứ vật dụng sinh hoạt đều thiếu thốn.
Thời tiết ở đây khắc nghiệt nên mọi người không canh tác được ruộng vườn, chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá nhưng lúc có lúc không. Gạo ăn thì phải mua từ đất liền chở ra. Rau sống ở đảo đắt gấp nhiều lần so với thịt cá vì rất khan hiếm.
Cù Lao Xanh trước đây nổi tiếng với nguồn cá thu đặc sản. Giăng lưới đăng một ngày có thể bắt được cả ngàn con. Từ ngày người ta đắp đất xây kè, cầu cảng làm dự án xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá, luồng chảy bị biến đổi khiến những đàn cá vốn được dân đảo quy đổi bằng vàng bỗng "chạy" biệt tăm…
Đảo của... người già
Trên đảo cũng có chợ được xây khá hoành tráng nhưng người dân chẳng có gì để nhóm họp. Nó vắng vẻ ngày này sang tháng nọ. Trạm Y tế có phòng phẫu thuật nhưng "xây xong rồi bỏ đó" vì không có bác sĩ và thiếu trang thiết bị.
Y sĩ ở đảo chỉ chữa được bệnh cảm sốt thông thường, gặp ca phải mổ thì lập tức ký chuyển vào đất liền. Lỡ mà chuyển không kịp thì đành… chịu chết! Có sản phụ lâm bồn ngay khi đang trên tàu vượt biển...
Mùa nắng đảo thiếu nước ngọt. Mùa mưa bão lại thiếu lương thực vì cô lập. Hằng ngày máy điện của xã chỉ phát điện từ 17 giờ đến 23 giờ. Ở đảo học hết cấp 2 mà muốn học tiếp phải rời đảo vào đất liền.
Các gia đình đều khó khăn nên số con em họ lấy được tấm bằng đại học đến nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Quân chợt chùng giọng: "Chuyện khổ cực ở đảo còn nhiều lắm, kể mãi cũng không hết đâu bạn ơi!'.
Chiều dần buông. Hoàng hôn nhuộm đỏ biển đảo. Tôi kéo Quân ra bờ biển, đi về phía những tảng đá lớn có bề mặt nhẵn thín nhô ra chặn sóng tầng tầng lớp lớp, đoạn nói: "Nơi này ai có tiền đầu tư làm du lịch thì tuyệt, sẽ hái ra tiền chứ chẳng phải chuyện chơi. Tàu gỗ hiện tại đi mất gần nửa ngày, chứ có tàu cao tốc rút ngắn thời gian ra vào đảo chắc chắn sẽ lôi cuốn du khách thích khám phá cảm giác mới lạ tìm đến…".
"Người ta đã có kế hoạch làm rồi. Tiếc là đợi mãi chẳng thấy động tĩnh gì" - Quân lại nhoẻn miệng cười: "Nếu mà có làm du lịch này nọ thì tụi mình đâu có lận đận khổ thân đủ chuyện khi phải bỏ đất đảo ra đi như thế. Bạn bè rủ nhau đi hết trơn nên giờ Cù Lao Xanh thành đảo người già mất rồi!".
Thế đấy, biển xanh, cát trắng, phong cảnh hữu tình… nhưng lại thiếu bóng dáng nam thanh nữ tú. Và như thế, cái làm nên linh hồn cho bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên là tình yêu đôi lứa cũng không có nốt!
Vượt sóng tìm duyên
Từng nhiều năm gắn bó với "đảo người già", trung tá Phan Văn Hào - Đồn trưởng Đồn Biên phòng 332 - khi gặp chúng tôi đã gọi đó là những cuộc "di tản vì tình yêu" khiến cho đảo vốn đã ít người lại càng thưa vắng hơn.
Cư dân trên đảo nay chủ yếu còn lại những người già và những đôi vợ chồng trung niên cố bám trụ với mảnh đất ông cha để lại. Nam thanh nữ tú ở đảo phần đông có mối quan hệ họ hàng với nhau. Đến tuổi kén vợ chọn chồng thì "đỏ mắt" cũng không có mối nào để… tán, bèn tìm cách ra đi, mong kiếm tìm tình yêu và xây dựng gia đình.
Không đi thì chẳng đặng nào/Đi thì lại sợ ba đào lênh đênh... Bạn bè Quân thường bày tỏ nỗi niềm của mình bằng một câu ca như thế, bởi lẽ những cuộc ra đi vì tình yêu ấy không phải lúc nào cũng đều dễ dàng đạt được ước nguyện.
Sau những ngày dài lênh đênh với nghề biển nhưng chẳng khấm khá gì, Quân cũng quyết định rời đất đảo từng bao năm gắn bó tuổi thơ của mình để vào đất liền làm công nhân. Cuộc "di tản" của Quân không chỉ vì kế mưu sinh mà mục đích chính là khởi đầu cho một hành trình kiếm tìm tình yêu...
* Nơi ngủ nghỉ: UBND xã có nhà khách (2 phòng ngủ) dành cho khách sang công tác. Trên đảo không có resort, hotel, nhà nghỉ.
Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng vì người dân trên đảo khá hiếu khách, bạn có thể ở cùng họ. Hoặc ra đảo mang theo lều, trại để ngủ giữa thiên nhiên.
* Nhà hàng, quán ăn: Hầu như không có. Chỉ có một vài quán cafe nhỏ. Đồ ăn nên chuẩn bị trước từ Quy Nhơn. Có thể mua đồ ăn của ngư dân.
* Di chuyển:
- Nhơn Châu - Quy Nhơn: 1 chuyến/ngày, xuất phát khoảng 6h30-7h00 sáng
- Quy Nhơn - Nhơn Châu: 1 chuyến/ngày, xuất phát khoảng 13h00 chiều
- Có thể thuê đò từ bến Hàm Tử để đi về trong ngày (từ Quy Nhơn đến Nhơn Châu mất khoảng 2 tiếng rưỡi).
Theo Thanhnien online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét