Trồng nho và chăm nho là việc vô cùng vất vả. Cây nho đỏng đảnh như cô gái khái tính và lại nhiều sâu bệnh.
Cái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt. Mấy cô nông dân đang tỉa trái trong vườn bảo tôi: “Một tháng nữa về đây, lúc nho đã chín thì tha hồ chụp ảnh. Đẹp lắm!”
Nhưng cũng chẳng phải kiếm đâu xa vì cách đó vài ruộng, tôi lạc vào ruộng nho chín mọng, bạt ngàn quả và ngọt lịm. Tôi xin phép vào chụp ảnh trong vườn và xin mua vài chùm ăn chơi, nhưng chủ vườn không bán, bảo cứ chụp hay ăn tùy thích và nếu thích cứ ngắt nho về ăn. Lòng hiếu khách khiến tôi không khỏi bất ngờ.
Cách làm rượu nho ở Phan Rang giản đơn đến bất ngờ. Đến mùa nho, người ta lựa những trái nho ngon nhất, không bị sâu và đều quả, đem rửa sạnh, để ráo nước rồi để nguyên cả vỏ và hột, nghiền nát.
Nho được cho vào thạp, cứ 3 kg nho với 1 kg đường, hết lớp nọ đến lớp kia, đầy chừng 2/3 thạp. Bịt kín miệng thạp và ủ chừng vài ba tháng đủ để cho nho phân hủy, quyện với đường tạo ra vị đậm đà của rượu. Rượu nho càng để lâu càng ngon.
Khi mở nắp thạp, mùi thơm của rượu khiến người ta ửng hồng đôi má. Rượu không hề dùng bất kỳ loại men, hoàn toàn dựa vào sự lên men vi sinh tự nhiên khi có sự phối ngẫu giữa nho và đường mía. Người Phan Rang làm rượu đơn giản thế. Những chai rượu đã cất được bày bán nhiều ngoài đường, giá chỉ khoảng vài chục ngàn một chai.
Rượu uống không như thứ rượu bên Pháp. Chỉ có hương biển mặn mòi, hương nắng rát bỏng, hương gió khô rang trong vị của những ly rượu xứ Phan Rang.
Theo aFamily
Cái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt. Mấy cô nông dân đang tỉa trái trong vườn bảo tôi: “Một tháng nữa về đây, lúc nho đã chín thì tha hồ chụp ảnh. Đẹp lắm!”
Nhưng cũng chẳng phải kiếm đâu xa vì cách đó vài ruộng, tôi lạc vào ruộng nho chín mọng, bạt ngàn quả và ngọt lịm. Tôi xin phép vào chụp ảnh trong vườn và xin mua vài chùm ăn chơi, nhưng chủ vườn không bán, bảo cứ chụp hay ăn tùy thích và nếu thích cứ ngắt nho về ăn. Lòng hiếu khách khiến tôi không khỏi bất ngờ.
Chẳng biết từ khi nào mà cây nho trở thành cây nông nghiệp chính của toàn vùng Phan Rang. Bạt ngàn những cánh đồng nho trải khắp các cánh đồng. Theo chân người bán rượu nho, tôi vào xưởng làm rượu. Chắc mẩm sẽ được nhìn thấy cách làm rượu như ở miền Nam nước Pháp mê hoặc.
Nho được cho vào thạp, cứ 3 kg nho với 1 kg đường, hết lớp nọ đến lớp kia, đầy chừng 2/3 thạp. Bịt kín miệng thạp và ủ chừng vài ba tháng đủ để cho nho phân hủy, quyện với đường tạo ra vị đậm đà của rượu. Rượu nho càng để lâu càng ngon.
Khi mở nắp thạp, mùi thơm của rượu khiến người ta ửng hồng đôi má. Rượu không hề dùng bất kỳ loại men, hoàn toàn dựa vào sự lên men vi sinh tự nhiên khi có sự phối ngẫu giữa nho và đường mía. Người Phan Rang làm rượu đơn giản thế. Những chai rượu đã cất được bày bán nhiều ngoài đường, giá chỉ khoảng vài chục ngàn một chai.
Rượu uống không như thứ rượu bên Pháp. Chỉ có hương biển mặn mòi, hương nắng rát bỏng, hương gió khô rang trong vị của những ly rượu xứ Phan Rang.
Theo aFamily
0 nhận xét:
Đăng nhận xét