Vé chuyến về cho ngày hôm sau đã có trong tay, tụi này vẫn còn hơn một ngày để khám phá những vùng lân cận của thành phố biển thân thương Tuy Hòa. Hướng Bắc mình đã đến bãi Xép, Mũi Yến, bãi Phú Thường; trên nữa là ghềnh Đá Dĩa, ghềnh Đỏ hơi quá xa trong khi sức khỏe kiệt nên đi... hổng nổi.
< Đường Hùng Vương.
Hai quả núi ở phía Tây là núi Nhạn và núi Chóp Chài đã tham quan... thì bây giờ còn phía Nam. Nếu theo lộ trình đã thiết kế trước kia thì việc này là đương nhiên vì đây là đoạn đường về: Ngõ cầu Hùng Vương > đường Thăng Long bọc vòng sân bay > Huyện Đông Hòa > Phước Tân Bãi Ngà > Cầu Đà Nông > Theo đèo ven biển ra Bãi Môn > Vũng Rô... rồi về Đại Lãnh...
Nhưng sức kiệt thì mình cũng thử theo lộ trình này một đoạn nào đó cho biết, ít gì thì Đông Tây Nam Bắc Tuy Hòa cũng biết sơ sơ chứ - Vậy là đi!
Máy đạp... không nổi chả lo, nhờ một anh bên cửa hàng Lead đối diện nhấp cho một phát là nổ liền. Lái và ôm trực chỉ cầu Hùng Vương đi về phía Nam thành phố.
< Cầu Hùng Vương.
Thời tiết hôm nay khá hơn mấy hôm trước vì có lúc nắng, lúc u. Gió cũng giảm hẳn, chỉ vi vu khi chạy trên cây cầu dài thậm thượt này; chả bù với những cú xô của thần gió mấy hôm trước.
< Hết cầu là hết... tráng lệ. Đường dẫn vẫn đang thi công...
Mặt đường bên kia cầu vẫn còn ngổn ngang như một đại công trường; đường vòng xuyến hai bên đã thành hình nhưng các lối dẫn vào cầu đường thông qua cầu Đà Rằng theo mé sông chắc phải cần một thời gian khá dài nữa.
< Qua một góc cua, mình quẹo phải vào đg Yết Kiêu rồi quẹo Phan Châu Trinh.
< Một cổng xe lửa.
< Phan Chu Trinh...
< Và đây rồi: đường Thăng Long...
< Trường Lê Hồng Phong.
Tại ngã 3 này: nếu quẹo trái thì vào Sân bay Tuy Hòa, đi thẳng thì đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp.
< Khúc bọc vòng phía trên đầu sân bay đa phần là vườn cây, bụi rậm rất thưa nhà dân.
< Lại một đường băng ngang cổng xe lửa.
Đường xe lửa lúc này chạy song song với con đường chúng tôi đang đi, còn xung quanh là một màu xanh mơn mởn của đồng ruộng bạt ngàn.
Ruộng gì nhỉ, hẹ hay lúa? Thì ra đây là ruộng lúa vì trồng hẹ phải có luống.
Ở Tuy Hòa: nhiều món ăn hàng ngày thường điểm xuyến bằng hẹ. Nào là bánh canh Hẹ , bánh hỏi cũng có hẹ - khi chị bán hàng phết mỡ có lốm đốm xanh lên bánh bèo (dĩa 5K), mình cứ ngỡ đó là mỡ hành như ở phía Nam. Hỏi ra thì không phải hành mà đó là mỡ hẹ.
Mà cây hẹ ở đây cũng ngộ lắm: nó nho nhỏ, dáng thanh mảnh, nhỏ, không hăng và có màu xanh nhạt hơn hơn cây hẹ to xần dần màu xanh đậm - nhiều xơ ở miền Nam.
Thứ hẹ nho nhỏ này mà nấu canh với tàu hủ cùng ít thịt băm chắc ngon.
< Cổng thôn văn hóa Uất Lâm.
< Đến khúc này thì không còn khu dân cư bên trái nên nhìn vào trong sẽ thấy được các hăng-ga của sân bay Đông Tác Tuy Hòa.
Trước năm 75 thì nơi đây là là sân bay quân sự nhưng hiện nay thành cảng hàng không dân sự + quân sự (huấn luyện) với 3 đường băng 2835 m, 844 m và 2900 m.
< Cổng thôn văn hóa Mỹ Hòa.
Đường lúc này thẳng băng băng. Từ đây nếu đi tiếp sẽ qua các thôn Phước Lâm, Xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam. Cuối đường sẽ đến cầu Đà Nông bắc ngang con sông Bàn Thạch. Từ cầu này nhìn ra hướng đông sẽ thấy cửa biển cùng tên.
Còn tiếp phần cuối.
Điền Gia Dũng
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần cuối
< Đường Hùng Vương.
Hai quả núi ở phía Tây là núi Nhạn và núi Chóp Chài đã tham quan... thì bây giờ còn phía Nam. Nếu theo lộ trình đã thiết kế trước kia thì việc này là đương nhiên vì đây là đoạn đường về: Ngõ cầu Hùng Vương > đường Thăng Long bọc vòng sân bay > Huyện Đông Hòa > Phước Tân Bãi Ngà > Cầu Đà Nông > Theo đèo ven biển ra Bãi Môn > Vũng Rô... rồi về Đại Lãnh...
Nhưng sức kiệt thì mình cũng thử theo lộ trình này một đoạn nào đó cho biết, ít gì thì Đông Tây Nam Bắc Tuy Hòa cũng biết sơ sơ chứ - Vậy là đi!
< Cầu Hùng Vương.
Thời tiết hôm nay khá hơn mấy hôm trước vì có lúc nắng, lúc u. Gió cũng giảm hẳn, chỉ vi vu khi chạy trên cây cầu dài thậm thượt này; chả bù với những cú xô của thần gió mấy hôm trước.
< Hết cầu là hết... tráng lệ. Đường dẫn vẫn đang thi công...
Mặt đường bên kia cầu vẫn còn ngổn ngang như một đại công trường; đường vòng xuyến hai bên đã thành hình nhưng các lối dẫn vào cầu đường thông qua cầu Đà Rằng theo mé sông chắc phải cần một thời gian khá dài nữa.
< Qua một góc cua, mình quẹo phải vào đg Yết Kiêu rồi quẹo Phan Châu Trinh.
Khúc này đã xem trước Wikimapia từ nhà nghỉ bằng cái Ipad nhưng xem ra đường vẫn rối như canh hẹ! Hỏi mấy cô gái chạy xe trên đường tì họ không biết, pó tay... tự tìm.
< Một cổng xe lửa.
< Phan Chu Trinh...
< Và đây rồi: đường Thăng Long...
< Trường Lê Hồng Phong.
Tại ngã 3 này: nếu quẹo trái thì vào Sân bay Tuy Hòa, đi thẳng thì đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp.
< Khúc bọc vòng phía trên đầu sân bay đa phần là vườn cây, bụi rậm rất thưa nhà dân.
< Lại một đường băng ngang cổng xe lửa.
Đường xe lửa lúc này chạy song song với con đường chúng tôi đang đi, còn xung quanh là một màu xanh mơn mởn của đồng ruộng bạt ngàn.
Ruộng gì nhỉ, hẹ hay lúa? Thì ra đây là ruộng lúa vì trồng hẹ phải có luống.
Ở Tuy Hòa: nhiều món ăn hàng ngày thường điểm xuyến bằng hẹ. Nào là bánh canh Hẹ , bánh hỏi cũng có hẹ - khi chị bán hàng phết mỡ có lốm đốm xanh lên bánh bèo (dĩa 5K), mình cứ ngỡ đó là mỡ hành như ở phía Nam. Hỏi ra thì không phải hành mà đó là mỡ hẹ.
Mà cây hẹ ở đây cũng ngộ lắm: nó nho nhỏ, dáng thanh mảnh, nhỏ, không hăng và có màu xanh nhạt hơn hơn cây hẹ to xần dần màu xanh đậm - nhiều xơ ở miền Nam.
Thứ hẹ nho nhỏ này mà nấu canh với tàu hủ cùng ít thịt băm chắc ngon.
< Cổng thôn văn hóa Uất Lâm.
< Đến khúc này thì không còn khu dân cư bên trái nên nhìn vào trong sẽ thấy được các hăng-ga của sân bay Đông Tác Tuy Hòa.
Trước năm 75 thì nơi đây là là sân bay quân sự nhưng hiện nay thành cảng hàng không dân sự + quân sự (huấn luyện) với 3 đường băng 2835 m, 844 m và 2900 m.
< Cổng thôn văn hóa Mỹ Hòa.
Đường lúc này thẳng băng băng. Từ đây nếu đi tiếp sẽ qua các thôn Phước Lâm, Xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam. Cuối đường sẽ đến cầu Đà Nông bắc ngang con sông Bàn Thạch. Từ cầu này nhìn ra hướng đông sẽ thấy cửa biển cùng tên.
Còn tiếp phần cuối.
Điền Gia Dũng
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần cuối
0 nhận xét:
Đăng nhận xét