Hãy chuẩn bị sẵn một đôi giày chắc chắn, vì khi tới thăm chùa Trầm, bạn không thể bỏ qua tour leo núi ngắn để ngắm toàn bộ phong cảnh non nước hữu tình nơi đây.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 25 km, núi Trầm (thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một cụm danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng với địa danh Chùa Trầm Vô Vi, chùa Trầm và chùa Long Tiên.
Vượt qua con đường quốc lộ số 6 hướng đi Hòa Bình, Sơn La khá bụi bặm, ngay đầu thị trấn Chúc Sơn (H.Chương Mỹ) có một con đường nhỏ dẫn vào núi Trầm.
< Đình văn bia.
Bạn sẽ nhìn thấy ngay núi Trầm mờ mờ từ đằng xa, tuy nhiên, phải đi khoảng 2 km thì mới đến nơi. Một phong cảnh nước non hữu tình đẹp như bức tranh với núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn cùng với hàng cây cổ thụ vi vu gió.
Nơi du khách thường ghé thăm đầu tiên là chùa Trầm ẩn mình trong những tán cây cổ thụ. Chùa Trầm được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào. Theo truyền thuyết từ xa xưa, tại đỉnh núi Trầm có một cây trầm hương cổ thụ, tỏa hương khắp vùng.
< Động Long Tiên.
Sau này, cây bị đốn hạ nhưng người dân địa phương vẫn gọi đây là núi Trầm (hay còn gọi là núi Tử Trầm). Toàn bộ khu núi này xưa kia là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và cho xây dựng nhiều công trình đến nay vẫn còn dấu tích.
Du khách sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm sẽ được khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo-chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh.
Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Khám phá động Long Tiên, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp long lanh của các nhũ đá, dòng nước ngầm tươi mát chảy từ trong núi mà người dân địa phương gọi là“bầu sữa mẹ”.
Ngoài ra còn có một ngách động mà nhiều bạn trẻ hay gọi là “thung lũng tình yêu”, ngách hẹp, dài, ngoằn nghèo, trắc trở như những thử thách cho các đôi yêu nhau vượt qua.
< Nghê đá.
Rời động Long Tiên, bạn có thể thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. Khá mệt vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhưng khi lên tới đỉnh, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, ắt hẳn du khách sẽ cảm thấy thỏa lòng.
< Voi đá.
Cách chùa Trầm khoảng 500 m là chùa Trầm Vô Vi (dân trong vùng gọi tắt là chùa Vô Vi). Chùa được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng.
< Lên núi.
Bước lên mấy chục bậc đá, ở một chặng dừng nghỉ, ta bắt gặp tấm bia đá lớn phía bên trái, khắc bài thơ của Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm: “Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai Đem cảnh thanh u đặt giữa trời Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ Độ đời còn độ Đức Như Lai Mượn nền đá phẳng đề dăm bận Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi Cảnh vị vị người, người lai lại Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.
Vượt qua gần trăm bậc đá, du khách lên đến đỉnh núi cao thứ hai, chiêm bái chùa Trầm Vô Vi tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông.
Tiếp đó, chui lên qua một ngách hẹp, độ dốc lớn để lên đỉnh cao nhất của núi, thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng ngắm cảnh đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy.
Không chỉ ghi dấu tích của một thời phong kiến xa xưa, chùa Trầm còn là nơi đài Tiếng nói Việt Nam từng đặt cơ sở trong kháng chiến chống Pháp và truyền đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946.
< Từ đỉnh núi có tầm nhìn thóang và thú vị.
Đường đi: Xuôi theo hướng Hà Đông (quốc lộ số 6) tới đầu địa phận thị trấn Chúc Sơn (H. Chương Mỹ), qua một cây cầu nhỏ rẽ phải 2 km là vào tới núi Trầm.
Từ chùa Trầm, đi khoảng 2 km, bạn sẽ tới chùa Trăm gian, một điểm thăm quan cũng rất thú vị. Tại đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng ngôi chùa với 100 gian gỗ cổ kính, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc non nước hữu tình, khám phá nghề mây tre đan thủ công với các sản phẩm tinh sảo, đẹp mắt.
Bạn có thể mang sẵn đồ ăn, bạt trải để tự tổ chức một bữa picnic nho nhỏ.
Theo Afamily, ảnh Quehuongtoi
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 25 km, núi Trầm (thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một cụm danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng với địa danh Chùa Trầm Vô Vi, chùa Trầm và chùa Long Tiên.
Vượt qua con đường quốc lộ số 6 hướng đi Hòa Bình, Sơn La khá bụi bặm, ngay đầu thị trấn Chúc Sơn (H.Chương Mỹ) có một con đường nhỏ dẫn vào núi Trầm.
< Đình văn bia.
Bạn sẽ nhìn thấy ngay núi Trầm mờ mờ từ đằng xa, tuy nhiên, phải đi khoảng 2 km thì mới đến nơi. Một phong cảnh nước non hữu tình đẹp như bức tranh với núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn cùng với hàng cây cổ thụ vi vu gió.
Nơi du khách thường ghé thăm đầu tiên là chùa Trầm ẩn mình trong những tán cây cổ thụ. Chùa Trầm được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào. Theo truyền thuyết từ xa xưa, tại đỉnh núi Trầm có một cây trầm hương cổ thụ, tỏa hương khắp vùng.
< Động Long Tiên.
Sau này, cây bị đốn hạ nhưng người dân địa phương vẫn gọi đây là núi Trầm (hay còn gọi là núi Tử Trầm). Toàn bộ khu núi này xưa kia là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và cho xây dựng nhiều công trình đến nay vẫn còn dấu tích.
Du khách sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm sẽ được khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo-chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh.
Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Khám phá động Long Tiên, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp long lanh của các nhũ đá, dòng nước ngầm tươi mát chảy từ trong núi mà người dân địa phương gọi là“bầu sữa mẹ”.
Ngoài ra còn có một ngách động mà nhiều bạn trẻ hay gọi là “thung lũng tình yêu”, ngách hẹp, dài, ngoằn nghèo, trắc trở như những thử thách cho các đôi yêu nhau vượt qua.
< Nghê đá.
Rời động Long Tiên, bạn có thể thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. Khá mệt vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhưng khi lên tới đỉnh, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, ắt hẳn du khách sẽ cảm thấy thỏa lòng.
< Voi đá.
Cách chùa Trầm khoảng 500 m là chùa Trầm Vô Vi (dân trong vùng gọi tắt là chùa Vô Vi). Chùa được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng.
< Lên núi.
Bước lên mấy chục bậc đá, ở một chặng dừng nghỉ, ta bắt gặp tấm bia đá lớn phía bên trái, khắc bài thơ của Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm: “Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai Đem cảnh thanh u đặt giữa trời Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ Độ đời còn độ Đức Như Lai Mượn nền đá phẳng đề dăm bận Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi Cảnh vị vị người, người lai lại Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.
Vượt qua gần trăm bậc đá, du khách lên đến đỉnh núi cao thứ hai, chiêm bái chùa Trầm Vô Vi tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông.
Tiếp đó, chui lên qua một ngách hẹp, độ dốc lớn để lên đỉnh cao nhất của núi, thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng ngắm cảnh đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy.
Không chỉ ghi dấu tích của một thời phong kiến xa xưa, chùa Trầm còn là nơi đài Tiếng nói Việt Nam từng đặt cơ sở trong kháng chiến chống Pháp và truyền đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946.
< Từ đỉnh núi có tầm nhìn thóang và thú vị.
Đường đi: Xuôi theo hướng Hà Đông (quốc lộ số 6) tới đầu địa phận thị trấn Chúc Sơn (H. Chương Mỹ), qua một cây cầu nhỏ rẽ phải 2 km là vào tới núi Trầm.
Từ chùa Trầm, đi khoảng 2 km, bạn sẽ tới chùa Trăm gian, một điểm thăm quan cũng rất thú vị. Tại đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng ngôi chùa với 100 gian gỗ cổ kính, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc non nước hữu tình, khám phá nghề mây tre đan thủ công với các sản phẩm tinh sảo, đẹp mắt.
Bạn có thể mang sẵn đồ ăn, bạt trải để tự tổ chức một bữa picnic nho nhỏ.
Theo Afamily, ảnh Quehuongtoi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét