Hồ Khởn (hay Hồ Khửn) rộng hơn 60 ha, nằm ở phía tây bắc xã Thái Sơn, tiếp giáp thị trấn Tân Yên (Hàm Yên). Theo tiếng Tày, “khửn” nghĩa là bước lên, đi lên (khửn lườn: mời vào nhà). Tháng 8-1979, người dân xã Thái Sơn với kinh phí hỗ trợ của nhà nước đã đóng góp công lao động, đắp một con đập ngăn suối lấy nước tưới cho ruộng đồng. Những ngày ấy chưa ai nghĩ con đập và hồ nước sẽ trở thành điểm du lịch vì ý nghĩa của nó chỉ là để bảo đảm nguồn nước tưới cho hơn 38 ha ruộng của 6 thôn thuộc xã Thái Sơn mà thôi. Sau kỳ họp của HĐND huyện Hàm Yên vào tháng 12/2006, hồ chính thức đổi tên thành hồ Thái Sơn.
Trên hồ có hơn chục hòn đảo lớn nhỏ. Hơn 10 năm nay, người dân quanh vùng chèo thuyền, đi côle vào các đảo trồng rừng, trồng cây ăn quả. Nhìn những hòn đảo lúp xúp cây như những cái bát úp, ai cũng tò mò muốn được đến tận nơi, xem thực hư người dân ở đây làm ăn thế nào… Và bắt đầu từ những năm 1990, nhân dân thị trấn và các xã lân cận biết đến hồ Khởn như một điểm nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần.
< Vườn cam trên đảo trong hồ Khởn.
Từ năm 2005, huyện Hàm Yên đã xây dựng kế hoạch đầu tư, coi hồ Khởn là một trong ba trục phát triển du lịch sinh thái của huyện, gồm: động Tiên (xã Yên Phú) – rừng Cham Chu (xã Phù Lưu) – hồ Khởn (xã Thái Sơn). Hiện nay, huyện và xã đã sơ bộ thống nhất quy hoạch, xã Thái Sơn cũng đang đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, coi du lịch như một phương án điểm giúp dân thoát nghèo, đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tại hồ Khởn, những đảo cây ăn quả, cây bóng mát đang phát triển khá nhanh. Nhiều du khách sau khi tham quan hồ đã ghé thuyền đến các đảo, xin phép gia chủ thăm vườn cây và thưởng thức “đặc sản” ngay tại vườn, nhiều nhà vườn mặn mà đãi khách không lấy tiền.
Mới đây có đoàn nhạc sĩ từ Hà Nội lên sáng tác ca khúc về Hàm Yên, có ghé thăm hồ Khởn. Họ rất thích không khí cũng như phong cảnh nơi đây. Ai cũng động viên phải đầu tư và gìn giữ để hồ Khởn được nhiều người biết đến hơn nữa.
Không chỉ có tiềm năng về du lịch, mà hồ Khởn còn được biết đến như một nơi cung ứng các loại cá nuớc ngọt của huyện. HTX xã Thái Sơn đã cho thả nhiều loại cá, như cá trắm, cá trôi, cá rô phi, cá chép… với sản lượng lên đến 30 tấn.
Vừa qua, Sở Thương mại và Du lịch đã tổ chức cho cán bộ xã đến tham quan mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Đại Lải (Vĩnh Phúc). Ông Hứa Công Chủ bí thư Đảng ủy xã cho biết: Sau chuyến đi, xã đã có khá nhiều dự định, trong đó tâm đắc nhất là dự định làm dịch vụ câu cá tại hồ Khởn, đây chính là mô hình kết hợp giữa du lịch và thương mại.
Tổng hợp từ Infomap, báo Tuyên Quang
Trên hồ có hơn chục hòn đảo lớn nhỏ. Hơn 10 năm nay, người dân quanh vùng chèo thuyền, đi côle vào các đảo trồng rừng, trồng cây ăn quả. Nhìn những hòn đảo lúp xúp cây như những cái bát úp, ai cũng tò mò muốn được đến tận nơi, xem thực hư người dân ở đây làm ăn thế nào… Và bắt đầu từ những năm 1990, nhân dân thị trấn và các xã lân cận biết đến hồ Khởn như một điểm nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần.
< Vườn cam trên đảo trong hồ Khởn.
Từ năm 2005, huyện Hàm Yên đã xây dựng kế hoạch đầu tư, coi hồ Khởn là một trong ba trục phát triển du lịch sinh thái của huyện, gồm: động Tiên (xã Yên Phú) – rừng Cham Chu (xã Phù Lưu) – hồ Khởn (xã Thái Sơn). Hiện nay, huyện và xã đã sơ bộ thống nhất quy hoạch, xã Thái Sơn cũng đang đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, coi du lịch như một phương án điểm giúp dân thoát nghèo, đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tại hồ Khởn, những đảo cây ăn quả, cây bóng mát đang phát triển khá nhanh. Nhiều du khách sau khi tham quan hồ đã ghé thuyền đến các đảo, xin phép gia chủ thăm vườn cây và thưởng thức “đặc sản” ngay tại vườn, nhiều nhà vườn mặn mà đãi khách không lấy tiền.
Mới đây có đoàn nhạc sĩ từ Hà Nội lên sáng tác ca khúc về Hàm Yên, có ghé thăm hồ Khởn. Họ rất thích không khí cũng như phong cảnh nơi đây. Ai cũng động viên phải đầu tư và gìn giữ để hồ Khởn được nhiều người biết đến hơn nữa.
Không chỉ có tiềm năng về du lịch, mà hồ Khởn còn được biết đến như một nơi cung ứng các loại cá nuớc ngọt của huyện. HTX xã Thái Sơn đã cho thả nhiều loại cá, như cá trắm, cá trôi, cá rô phi, cá chép… với sản lượng lên đến 30 tấn.
Vừa qua, Sở Thương mại và Du lịch đã tổ chức cho cán bộ xã đến tham quan mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Đại Lải (Vĩnh Phúc). Ông Hứa Công Chủ bí thư Đảng ủy xã cho biết: Sau chuyến đi, xã đã có khá nhiều dự định, trong đó tâm đắc nhất là dự định làm dịch vụ câu cá tại hồ Khởn, đây chính là mô hình kết hợp giữa du lịch và thương mại.
Tổng hợp từ Infomap, báo Tuyên Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét