Cách thị trấn Con Cuông khoảng 25km, thác Kèm (hay còn gọi là thác Khe Kèm) được coi là một kỳ thú của thiên nhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Pù Mát.
Từ độ cao 500m, độ dốc khoảng 80°, nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua ba thang bậc, tung bọt trắng xoá. Nhìn từ xa thác Kèm trông như dải lụa trắng trên nền xanh thắm của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối.
< Đường vào thác Khe Kèm.
Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng.
Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.
Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho du khách có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách.
Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực Thác là 20oC rất mát mẻ. Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung.
Du khách có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của tự nhiên, rồi uống rượu cần, ăn cơm lam hay xem những điệu múa Lăm của đồng bào dân tộc Thái. Du khách có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thoả sức ngắm cảnh núi rừng.
Từ đây du khách cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc đi bộ leo núi Pu Loong - một ngọn núi cao ở Vườn Quốc gia Pù Mát (thời gian đi về mất khoảng từ 6-8 tiếng). Hiện nay đã có một con đường trải nhựa từ thị trấn Con Cuông đến thác Khe Kèm. Tại đây đã có một số cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Thác Khe Kèm là điểm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên.
Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài Phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.
Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.
Tổng hợp từ Khachsanexpress, Skyscrapercity, Honda67vn
Từ độ cao 500m, độ dốc khoảng 80°, nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua ba thang bậc, tung bọt trắng xoá. Nhìn từ xa thác Kèm trông như dải lụa trắng trên nền xanh thắm của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối.
< Đường vào thác Khe Kèm.
Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng.
Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.
Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho du khách có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách.
Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực Thác là 20oC rất mát mẻ. Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung.
Du khách có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của tự nhiên, rồi uống rượu cần, ăn cơm lam hay xem những điệu múa Lăm của đồng bào dân tộc Thái. Du khách có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thoả sức ngắm cảnh núi rừng.
Từ đây du khách cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc đi bộ leo núi Pu Loong - một ngọn núi cao ở Vườn Quốc gia Pù Mát (thời gian đi về mất khoảng từ 6-8 tiếng). Hiện nay đã có một con đường trải nhựa từ thị trấn Con Cuông đến thác Khe Kèm. Tại đây đã có một số cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Thác Khe Kèm là điểm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên.
Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài Phong lan và làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.
Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.
Tổng hợp từ Khachsanexpress, Skyscrapercity, Honda67vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét