Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - Q. Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng.
Gần như hầu hết các văn bia thuộc địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, từ đầu thế kỷ XVII cho đến sau này đều do thợ đá thủ công Non Nước điêu khắc. Nổi bật trong số đó có văn bia cổ dựng ở chùa Phổ Khánh, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, được lập vào năm Mậu Ngọ (1678) đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3; Văn bia chùa Long Thủ, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, lập năm Quý Dậu (1693) đời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa 14. Văn bia cử nhân Lê Tấn Toán, thầy của Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn; Văn bia Tú tài tại Quế Sơn...
Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân.
Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…
Du khách sẽ được hòa vào không khí, nhịp sống lao động nghệ thuật sôi động của làng. Nếu ưa thích, du khách có thể tham gia một công đoạn chế tác như một người thợ của làng.
Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả nước ngoài.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn lan tỏa khắp các châu lục qua hàng hóa xuất khẩu và ưa thích của du khách các nước mỗi khi đến Đà Nẵng, có dịp tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Thế nhưng, hiện vẫn chưa có một sự quan tâm, đối đãi đúng tầm của cơ quan chức năng thành phố đối với vị tổ sư khai sinh ngành nghề mỹ nghệ nổi tiếng này.
Tổng hợp từ Tintuc Dulich, Cổng thông tin Đà Nẳng
Gần như hầu hết các văn bia thuộc địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, từ đầu thế kỷ XVII cho đến sau này đều do thợ đá thủ công Non Nước điêu khắc. Nổi bật trong số đó có văn bia cổ dựng ở chùa Phổ Khánh, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, được lập vào năm Mậu Ngọ (1678) đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3; Văn bia chùa Long Thủ, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, lập năm Quý Dậu (1693) đời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa 14. Văn bia cử nhân Lê Tấn Toán, thầy của Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn; Văn bia Tú tài tại Quế Sơn...
Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân.
Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…
Du khách sẽ được hòa vào không khí, nhịp sống lao động nghệ thuật sôi động của làng. Nếu ưa thích, du khách có thể tham gia một công đoạn chế tác như một người thợ của làng.
Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả nước ngoài.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn lan tỏa khắp các châu lục qua hàng hóa xuất khẩu và ưa thích của du khách các nước mỗi khi đến Đà Nẵng, có dịp tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Thế nhưng, hiện vẫn chưa có một sự quan tâm, đối đãi đúng tầm của cơ quan chức năng thành phố đối với vị tổ sư khai sinh ngành nghề mỹ nghệ nổi tiếng này.
Tổng hợp từ Tintuc Dulich, Cổng thông tin Đà Nẳng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét