Dải đất đồng bằng Phú Yên chạy dọc sông Đà Rằng, mang nặng phù sa của dòng sông Ba – dòng sông có chiều dài trên 350km, bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, rừng già hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên. Sông Ba làm nên sức sống diệu kỳ của dải đồng bằng Nam Trung bộ.
Hạt lúa Tuy Hòa ngày mùa vàng tươi, óng ả, năng suất ngày càng một tăng cao mang nặng phù sa của dòng sông Ba, có ơn sâu, nghĩa nặng bao con người làm nên công trình kỳ vĩ – Đập Đồng Cam. Tuy Hòa một thời là vựa lúa của vùng đất Nam Trung bộ, có được là nhờ dòng nước sông Ba.
Hệ thống thủy nông Đồng Cam đem lại sự no đủ, bình an cho người nông dân một nắng, hai sương quả là không nhỏ. Nước Đồng Cam là mạch sống của vùng đất này, nước làm cho đồng ruộng tươi xanh, cây trái sai quả, trĩu cành. Toàn bộ hệ thống kênh chảy về hạ lưu sông Đà Rằng - thông ra cửa biển, theo hệ thống bậc thang từ trên cao xuống thấp dần chảy về đồng bằng ven biển…
Công trình đập Đồng Cam ra đời cách đây gần 100 năm bằng hàng chục triệu ngày công lao động thủ công đào núi, ngăn sông xây đập của hàng vạn người dân Phú Yên xưa. Đến nay, đã thành thông lệ ngày mồng tám tháng Giêng hàng năm là ngày lễ hội đập Đồng Cam, dân quanh vùng lại nô nức đến để dự hội – Lễ hội tri ân người xưa đã làm nên con đập “kỳ vĩ” này, đem lại nguồn lợi kinh tế, mùa màng bội thu cho người dân trong tỉnh.
Mùa này mai núi đang nở rộ ánh vàng tươi, khoe sắc nắng xuân dừng ở độ cao trên 10m so với mặt nước, phóng tầm nhìn theo con đập dài trên 688m qua phía bờ Nam, ta mới cảm hết cái hùng vĩ của công trình. 14 cửa van xả nước, và toàn bộ chiều dài con đập, được xây dựng trên nền của đá granit tự nhiên bền vững, chắc chắn. Gần 1 thế kỷ đi qua mùa nước chảy, công trình vẫn bền vững kiên gan cùng tuế nguyệt.
Đập Đồng Cam - công trình được công nhận là danh thắng quốc gia do chính bàn tay, khối óc của người lao động làm nên. Những viên đá chẻ dùng để xây đập, không viên nào giống viên nào, bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật trong quá trình xây dựng.
Mặt đập xây theo kiểu tổ ong, mỗi viên đá chỉ được xếp cách nhau đều đặn 2cm, làm ta liên tưởng đến chiều dài thân đập là miếng sáp ong khổng lồ. Khi làn nước nhẹ tràn qua ánh lên một màn bạc, làm mải mê du khách đến nơi đây.
Đập Đồng Cam nối 2 dãy núi cao Trù Các (phía Bắc) với Núi Qui Hậu (bờ Nam) tạo nên thế sơn thủy hữu tình. Phía trên đập mùa này có những hồ nước nhỏ chảy xuống tạo thành thác, bọt tung trắng xóa nhấp nhô đá và đá… Mặt nước hồ Đồng Cam rộng hàng trăm ha, phẳng lặng thuận lợi cho việc du thuyền độc mộc vào tiết trời xuân êm ả.
Đến Đồng Cam ta mới cảm nhận được giá trị to lớn của sức người, sức của mà cha ông ta đã đổ xuống đây. Cách lưng chừng núi Trù Các khoảng 500m, với gần 100 bậc tam cấp, tấm bia kỷ niệm lớn bài trí công phu theo thế rồng cuộn, lân chầu mặt nguyệt, sư tử v.v… kiến trúc kiểu lăng tẩm kinh thành Huế xưa ghi tên những người đã ngã xuống nơi đây, trong những năm tháng xây dựng công trình này.
Đến Đồng Cam, ta không chỉ cảm nhận nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình của trời mây, non nước mà còn thấy được giá trị đích thực của cha ông trong quá trình khai sơn, phá thạch kiến tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng Cam sẽ mãi vững bền trên cái thế địa văn hóa – lịch sử được trân trọng gìn giữ và phát huy.
Đồng Cam với gần 200km kênh mương bắt nguồn từ đập lớn Đồng Cam có 2 nhánh kênh bờ bắc và kênh bờ nam với trên 1.200 công trình xây dựng trên kênh. Đồng Cam tưới cho gần 20.000ha ruộng lúa cánh đồng Phú Yên. Công trình thủy lợi này có độ dài thời gian gần 100 năm tuổi.
Theo BaoDulich
Hạt lúa Tuy Hòa ngày mùa vàng tươi, óng ả, năng suất ngày càng một tăng cao mang nặng phù sa của dòng sông Ba, có ơn sâu, nghĩa nặng bao con người làm nên công trình kỳ vĩ – Đập Đồng Cam. Tuy Hòa một thời là vựa lúa của vùng đất Nam Trung bộ, có được là nhờ dòng nước sông Ba.
Hệ thống thủy nông Đồng Cam đem lại sự no đủ, bình an cho người nông dân một nắng, hai sương quả là không nhỏ. Nước Đồng Cam là mạch sống của vùng đất này, nước làm cho đồng ruộng tươi xanh, cây trái sai quả, trĩu cành. Toàn bộ hệ thống kênh chảy về hạ lưu sông Đà Rằng - thông ra cửa biển, theo hệ thống bậc thang từ trên cao xuống thấp dần chảy về đồng bằng ven biển…
Công trình đập Đồng Cam ra đời cách đây gần 100 năm bằng hàng chục triệu ngày công lao động thủ công đào núi, ngăn sông xây đập của hàng vạn người dân Phú Yên xưa. Đến nay, đã thành thông lệ ngày mồng tám tháng Giêng hàng năm là ngày lễ hội đập Đồng Cam, dân quanh vùng lại nô nức đến để dự hội – Lễ hội tri ân người xưa đã làm nên con đập “kỳ vĩ” này, đem lại nguồn lợi kinh tế, mùa màng bội thu cho người dân trong tỉnh.
Mùa này mai núi đang nở rộ ánh vàng tươi, khoe sắc nắng xuân dừng ở độ cao trên 10m so với mặt nước, phóng tầm nhìn theo con đập dài trên 688m qua phía bờ Nam, ta mới cảm hết cái hùng vĩ của công trình. 14 cửa van xả nước, và toàn bộ chiều dài con đập, được xây dựng trên nền của đá granit tự nhiên bền vững, chắc chắn. Gần 1 thế kỷ đi qua mùa nước chảy, công trình vẫn bền vững kiên gan cùng tuế nguyệt.
Đập Đồng Cam - công trình được công nhận là danh thắng quốc gia do chính bàn tay, khối óc của người lao động làm nên. Những viên đá chẻ dùng để xây đập, không viên nào giống viên nào, bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật trong quá trình xây dựng.
Mặt đập xây theo kiểu tổ ong, mỗi viên đá chỉ được xếp cách nhau đều đặn 2cm, làm ta liên tưởng đến chiều dài thân đập là miếng sáp ong khổng lồ. Khi làn nước nhẹ tràn qua ánh lên một màn bạc, làm mải mê du khách đến nơi đây.
Đập Đồng Cam nối 2 dãy núi cao Trù Các (phía Bắc) với Núi Qui Hậu (bờ Nam) tạo nên thế sơn thủy hữu tình. Phía trên đập mùa này có những hồ nước nhỏ chảy xuống tạo thành thác, bọt tung trắng xóa nhấp nhô đá và đá… Mặt nước hồ Đồng Cam rộng hàng trăm ha, phẳng lặng thuận lợi cho việc du thuyền độc mộc vào tiết trời xuân êm ả.
Đến Đồng Cam ta mới cảm nhận được giá trị to lớn của sức người, sức của mà cha ông ta đã đổ xuống đây. Cách lưng chừng núi Trù Các khoảng 500m, với gần 100 bậc tam cấp, tấm bia kỷ niệm lớn bài trí công phu theo thế rồng cuộn, lân chầu mặt nguyệt, sư tử v.v… kiến trúc kiểu lăng tẩm kinh thành Huế xưa ghi tên những người đã ngã xuống nơi đây, trong những năm tháng xây dựng công trình này.
Đến Đồng Cam, ta không chỉ cảm nhận nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình của trời mây, non nước mà còn thấy được giá trị đích thực của cha ông trong quá trình khai sơn, phá thạch kiến tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng Cam sẽ mãi vững bền trên cái thế địa văn hóa – lịch sử được trân trọng gìn giữ và phát huy.
Đồng Cam với gần 200km kênh mương bắt nguồn từ đập lớn Đồng Cam có 2 nhánh kênh bờ bắc và kênh bờ nam với trên 1.200 công trình xây dựng trên kênh. Đồng Cam tưới cho gần 20.000ha ruộng lúa cánh đồng Phú Yên. Công trình thủy lợi này có độ dài thời gian gần 100 năm tuổi.
Theo BaoDulich
0 nhận xét:
Đăng nhận xét