Nằm yên bình bên con suối Mường Hum ngày ngày vẫn tấu lên những bản nhạc mang âm hưởng núi rừng, phiên chợ mang đậm “bản sắc suối nguồn” ấy đang là điểm đến hấp dẫn của không ít du khách trong hành trình khám phá vùng cao Bát Xát (Lào Cai).
8g sáng chợ đã đông nghịt người. Đông nhất vẫn là khu ẩm thực. Hàng phở chật kín người đang xì xụp. Quan sát kỹ chỉ thấy có phở gà và phở heo. Bánh phở do người dân địa phương tự tráng lấy được thái to bản và dày hơn sợi phở thông thường. Nước phở trong veo và thịt heo thái nhỏ...
< Nhiều gia đình người Dao giờ đã có điều kiện đi xe máy xuống chợ, không còn vất vả đi bộ như trước.
Bên cạnh hàng phở, hàng bánh rán nóng và bánh tẻ lúc nào cũng đông phụ nữ và trẻ em. Hàng thắng cố bên trong thì chủ yếu đàn ông đang nhâm nhi cùng chén rượu thóc. Vào sâu phía bên trong chợ là hàng thổ cẩm của người Mông.
Hàng thổ cẩm ở Mường Hum chủ yếu là đăngten dệt sẵn. Hạt cườm trang trí trên váy áo người Mông Trắng khác với thổ cẩm nhiều màu sắc của người Mông Hoa. Ở đây cũng bán rất nhiều mũ đội đầu của phụ nữ Mông Trắng được trang trí từ đăngten thổ cẩm.
< Một góc chợ Mường Hum.
Ngoài cổng chợ, gần đường đi là dãy hàng của các bà, các chị người Hà Nhì từ vùng cao Y Tý xuống chợ, góp thêm những mặt hàng làm phong phú sắc màu chợ phiên. Hàng hóa của họ là những cuộn chỉ len nhiều màu và vài thứ lặt vặt kim chỉ…
< Một thứ quà không thể thiếu đối với đồng bào khi đến chợ là ăn kem.
Đặc biệt, chợ phiên Mường Hum không có hàng bán những mặt hàng thổ cẩm lưu niệm như chợ Bắc Hà, Sa Pa... mà chỉ có hàng thổ cẩm để bà con mua về dùng.
< Ăn phở.
Vật dụng quen thuộc với người vùng cao là những chiếc gùi. Họ gùi hàng xuống chợ bán, họ dùng gùi để làm nơi bán hàng. Hàng hóa mang xuống chợ gần như để cả trong chiếc gùi. Những gùi ớt chín đỏ, những xâu gừng tươi vừa mới dỡ hay những gùi cải mèo xanh mướt, những gùi đỗ xanh nâu và có cả những bó măng trúc rất ngon...
< Du khách nước ngoài chọn mua sản phẩm thổ cẩm của đồng bào.
Giữa mênh mông núi rừng, bây giờ cũng dễ gặp những cặp vợ chồng xuống chợ bằng xe máy, chồng đèo vợ nhưng vẫn có chiếc gùi sau lưng.
< Tan chợ qua ngầm về nhà.
Ấn tượng nhất là những chàng trai người Mông đang vây quanh một cụ già bán khèn… Họ vừa thử vừa ngắm và chọn mua cho mình một chiếc khèn ưng ý nhất.
Chốc chốc lại vang lên một giai điệu trầm bổng từ những chiếc khèn giữa phố chợ tấp nập người qua lại. Chính điều này làm nên một nét độc đáo của chợ phiên Mường Hum…
Theo Dulich Tuoitre
8g sáng chợ đã đông nghịt người. Đông nhất vẫn là khu ẩm thực. Hàng phở chật kín người đang xì xụp. Quan sát kỹ chỉ thấy có phở gà và phở heo. Bánh phở do người dân địa phương tự tráng lấy được thái to bản và dày hơn sợi phở thông thường. Nước phở trong veo và thịt heo thái nhỏ...
< Nhiều gia đình người Dao giờ đã có điều kiện đi xe máy xuống chợ, không còn vất vả đi bộ như trước.
Bên cạnh hàng phở, hàng bánh rán nóng và bánh tẻ lúc nào cũng đông phụ nữ và trẻ em. Hàng thắng cố bên trong thì chủ yếu đàn ông đang nhâm nhi cùng chén rượu thóc. Vào sâu phía bên trong chợ là hàng thổ cẩm của người Mông.
Hàng thổ cẩm ở Mường Hum chủ yếu là đăngten dệt sẵn. Hạt cườm trang trí trên váy áo người Mông Trắng khác với thổ cẩm nhiều màu sắc của người Mông Hoa. Ở đây cũng bán rất nhiều mũ đội đầu của phụ nữ Mông Trắng được trang trí từ đăngten thổ cẩm.
< Một góc chợ Mường Hum.
Ngoài cổng chợ, gần đường đi là dãy hàng của các bà, các chị người Hà Nhì từ vùng cao Y Tý xuống chợ, góp thêm những mặt hàng làm phong phú sắc màu chợ phiên. Hàng hóa của họ là những cuộn chỉ len nhiều màu và vài thứ lặt vặt kim chỉ…
< Một thứ quà không thể thiếu đối với đồng bào khi đến chợ là ăn kem.
Đặc biệt, chợ phiên Mường Hum không có hàng bán những mặt hàng thổ cẩm lưu niệm như chợ Bắc Hà, Sa Pa... mà chỉ có hàng thổ cẩm để bà con mua về dùng.
< Ăn phở.
Vật dụng quen thuộc với người vùng cao là những chiếc gùi. Họ gùi hàng xuống chợ bán, họ dùng gùi để làm nơi bán hàng. Hàng hóa mang xuống chợ gần như để cả trong chiếc gùi. Những gùi ớt chín đỏ, những xâu gừng tươi vừa mới dỡ hay những gùi cải mèo xanh mướt, những gùi đỗ xanh nâu và có cả những bó măng trúc rất ngon...
< Du khách nước ngoài chọn mua sản phẩm thổ cẩm của đồng bào.
Giữa mênh mông núi rừng, bây giờ cũng dễ gặp những cặp vợ chồng xuống chợ bằng xe máy, chồng đèo vợ nhưng vẫn có chiếc gùi sau lưng.
< Tan chợ qua ngầm về nhà.
Ấn tượng nhất là những chàng trai người Mông đang vây quanh một cụ già bán khèn… Họ vừa thử vừa ngắm và chọn mua cho mình một chiếc khèn ưng ý nhất.
Chốc chốc lại vang lên một giai điệu trầm bổng từ những chiếc khèn giữa phố chợ tấp nập người qua lại. Chính điều này làm nên một nét độc đáo của chợ phiên Mường Hum…
Theo Dulich Tuoitre
0 nhận xét:
Đăng nhận xét