Trong quá trình khởi dựng nền văn minh, con người đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc mang nhiều phong cách khác nhau và đó đều là những tuyệt tác hoàn hảo nhất về sự sáng tạo đồng thời cũng là biểu tượng cho nền văn minh quốc gia.
3. Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ)
Dưới đây là 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới được công nhận và tôn vinh:
1. Cầu cạn Millau Viaduct (Pháp)
Cầu cạn Millau Viaduct là cây cầu cao nhất thế giới, với đỉnh cao nhất của một cột của nó là 343 m. Nó được xây dựng bắc qua vùng thung lũng của sông Tarn, thuộc miền Nam nước Pháp. Cầu bao gồm 8 nhịp bằng thép và được chống đỡ bởi 7 trụ tháp bằng bê tông với tổng chiều dài 2.460 m. Chi phí xây dựng công trình xấp xỉ 400 triệu euro, được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm 2001 và chính thức khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2004. Vào năm 2006, cầu cạn Millau Viaduct đã đạt được giải thưởng công trình kiến trúc tiêu biểu do Hiệp hội quốc tế về cầu và kết cấu công trình (IABSE) trao tặng.
2. Mái vòm của nhà thờ Santa Maria del Fiore (Italia)
Nhà thờ Santa Maria del Fiore là một trong những nhà thờ công giáo lớn nhất châu Âu, tọa lạc tại một trong những thành phố đẹp nhất nước Ý, Florence. Đây là công trình được xây dựng trong một thời gian dài, từ phong cách kiến trúc Gô-tic của kiến trúc sư Arnolfo di Cambio lúc bắt đầu xây dựng vào năm 1296 đến khi được hoàn thành vào năm 1436 với cấu trúc mái vòm được thiết kế bởi kiến trúc sư Filippo Brunelleschi.
Riêng phần mái vòm được xây dựng từ năm 1420 đến năm 1436 và nó trở thành mái vòm cấu trúc hình bát giác đầu tiên trong lịch sử được xây dựng mà không cần khung chống trụ bằng gỗ. Vì vậy, toàn bộ kiến trúc này là một trong những công trình xây dựng ấn tượng nhất của thời kỳ Phục Hưng và hiện nay vẫn là mái vòm bằng gạch lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới.
Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ) là một nhà thờ Thiên chúa giáo, sau là nhà thờ Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn và là một trong những công trình mái bát úp đồ sộ trên thế giới, tòa nhà này được xem là hình ảnh thu nhỏ của kiến trúc Byzantine. Công trình kiến trúc này được xây dựng và trang trí chỉ trong 6 năm từ năm 532 đến năm 537 và nó nắm giữ vị trí là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville hoàn thành vào năm 1520.
4. Hệ thống đê biển (Hà Lan)
Sau khi 18.000 nguời bị chết trong một trận lũ lụt vào năm 1953, Hà Lan đã quyết định xây dựng những con đê biển bằng bê tông để hạn chế thiên tai và ngăn chặn nước mặn xâm lấn những vùng đất thấp. Dự án này kéo dài từ năm 1958 đến năm 1997 với chi phí lên đến hàng ngàn tỉ Guider (đơn vị tiền tệ của Hà Lan khi đó). Bốn đập ngăn chính, trong đó có 2 cửa khóa, cùng với những đập phụ đã được dựng lên gần các cửa sông.
Điều này làm cho Hà Lan không chỉ nổi tiếng về hoa Tulip, cối xay gió, những đôi giày gỗ... mà còn nổi tiếng bởi những công trình biển vĩ đại hàng đầu thế giới. Hiện nay, Hà Lan được coi là quốc gia có hệ thống đê biển nhân tạo dài nhất thế giới.
5. Kim tự tháp Khufu - còn có tên gọi khác là Cheops (Ai Cập)
Những kim tự tháp tại Giza là những nguyên bản kiến trúc kế thừa từ thời nguyên thủy đã được xây dựng bằng cách xếp chồng các khối đá lớn lên nhau, tạo thành những khối lăng trụ khổng lồ độc đáo bậc nhất trong thế giới kiến trúc và toán học với quy mô xây dựng tối tân nhất.
Nhiều người nhận địng rằng kim tự tháp khổng lồ Khufu được xây dựng với số lượng khối đá nhiều hơn bất kỳ công trình nào từng được xây dựng với số lượng ước tính lên đến hơn 2.300.000 và trọng lượng của từng khối là 2,5 tấn. Diện tích phần chân đế của công trình là 241 m2 và chiều cao là 153m. Góc nghiêng của các mặt hình tam giác là 51,5 độ. Bình phương chiều cao của công trình bằng với diện tích của từng bề mặt hình tam giác.
Thời gian xây dựng kim tự tháp Khufu từ năm 2.600 đến 2.480 trước Công nguyên và nó được xem là công trình cao nhất thế giới trong suốt 4.000 năm sau đó cho đến khi nhà thờ Lincoln được xây dựng vào năm 1.300.
6. Hệ thống thoát nước ngầm ở London (Anh)
Hệ thống thoát nước ngầm ở London là một phần của hệ thống cơ sở hạ tầng về nước phục vụ cho London. Hệ thống hiện đại này đã được xây dựng trong suốt khoảng thời gian cuối thế kỷ 19 nhưng có vẻ như hệ thống này vẫn được chính quyền London đầu tư mở rộng và tăng thêm nhiều nguồn đầu tư cho công trình.
Kiến trúc sư Joseph Bazalgette, kỹ sư trưởng của Hội đồng quản trị các công trình tại thủ đô London chịu trách nhiệm cho việc đại trùng tu hệ thống thoát nước ở London từ năm 1858 đến năm 1865. Vào mùa hè năm 1858, London đã bị bao bọc bởi một đám mây mùi hôi ô nhiễm vô hình, mà còn được biết đến như là “Mùi hôi thối khủng khiếp của London”.
Chính vì vậy, Quốc hội đã nhận thấy tính cấp bách của vấn đề cần có một hệ thống thoát nước hiện đại cho thành phố vào thời điểm hiện tại vì môi trường nước trong các khu dân cư của thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong vòng bảy năm, Joseph Bazalgette đã thiết kế và xây dựng một hệ thống chặn cống phức tạp và những trạm bơm để đổ chất thải của thành phố vào sông Thames, ở khoảng cách rất xa lưu vực sông trong thành phố.
Từ đó, chất thải chỉ phải mất một quãng di chuyển ngắn để ra biển, không còn là mối đe dọa đến nguồn cung cấp nước uống cho các khu dân cư. Hơn 140 năm sau, hệ thống thoát nước vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt và được coi là một thành tựu xây dựng đáng kinh ngạc ngay cả theo tiêu chuẩn hiện đại.
7. Đấu trường La Mã (Italia)
Đây là một trong những đấu trường lớn trên thế giới, được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Công trình được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian với kích thước cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Không giống như các đấu trường trước đó, công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xấy trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay chỗ lõm tự nhiên.
Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Nó có thể chứa tới 50.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí quyết nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tao ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bắng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường.
Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.
8. Đường hầm qua eo biển Manche
Công trình này là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới với chiều dài 50,45 km (bao gồm 3,3km dưới đất bên phía Pháp, 9,3km ngầm bên phía Anh và 37,9km ngầm dưới biển) đi qua eo biển Manche nối Folkestone, Kent ở Anh với Coquelles gần Calais ở phía bắc Pháp gồm hai hầm đường sắt và một đường hầm dịch vụ, được hoàn thành vào năm 1994 sau 6 năm nỗ lực xây dựng với sự hợp tác của 2 quốc gia Anh và Pháp.
Đường hầm qua eo biển Manche đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, nó còn là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm (thành đường hầm dày 1,5 m) là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2m với tốc độ lên tới 300km/h.
Hệ thống xe bảo dưỡng và phương tiện cấp cứu tận dụng đường hầm thứ ba nằm giữa hai đường hầm lớn. Những chiếc pittong khổng lồ liên tục đóng và mở làm lưu thông không khí và khí thải sinh ra từ đầu tầu. Hệ thống đường ống dài gần 500 km chứa nước lạnh chạy dọc theo lan can đường hầm giữa giúp hạ nhiệt sức nóng tạo ra từ sự cọ sát không khí bên trong đường hầm. Công trình được xem như là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
9. Kênh đào Panama
Đây là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương với tổng chiều dài 80 km, chiều rộng 100m và chiều sâu thay đổi theo từng đoạn, thấp nhất là 12,5m. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Dưới sự chỉ dẫn của Đại tá George Washington Goethal, 42.000 công nhân đã nạo vét, cho nổ mìn và đào con kênh từ Colon đến Balboa.
Họ đã di chuyển một lượng đất đá đủ để chôn đảo Mahattan xuống sâu 3,6 m hoặc đủ để mở một đường hầm rộng 4,8 m tới tâm Trái đất. Con kênh đã hoàn thành đúng thời hạn (từ năm 1904 đến 1914) và với ngân sách vừa phải (375 triệu USD – tính theo thời giá lúc bấy giờ). Mặc dù vậy, thiệt hại về nhân mạng khi tham gia xây dưng kênh đào này lên đến 25.000 người. Con kênh ngày nay vẫn hoạt động giống như những năm 1914 với hơn 14.000 phương tiện tàu thuyền đi ngang qua mỗi năm. Kênh Panama là một thành quả vĩ đại của các kỹ sư địa chất - kỹ thuật và sức người.
10. Tòa tháp Burj Khalifa (Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất)
Tòa tháp trị giá 1,69 tỷ USD này được khởi công vào tháng 9 năm 2004 và vừa được khánh thành vào ngày 4 tháng 1 năm 2010. Tổng thể của toà nhà gồm có 3 khối được sắp xếp xung quanh một lõi trung tâm. Do toà tháp được xây dựng trên nền sa mạc bằng phẳng, những phần thụt vào được bố trí tại từng khối và hướng lên theo thiết kế hình xoắn ốc của toà nhà, giúp giảm đi mặt tiết diện của toà tháp khi nó vươn cao lên bầu trời.
Kiến trúc của Buji Khalifa là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của đạo Hồi và tính phức tạp trong kiến trúc hiện đại để hình thành nên một công trình đứng vững bền lâu trong vùng khí hậu sa mạc khắc nghiệt. Thiết kế độc đáo này không chỉ giúp giảm tác động của sức gió lên toà nhà mà còn đem đến cho những người sinh sống và làm việc trong toà nhà có được một tầm nhìn đáng kinh ngạc đến những khu vực xung quanh.
Nó hiện là công trình cao nhất thế giới với chiều cao 828 m và 162 tầng, số tầng nhiều hơn bất cứ tòa nhà chọc trời nào trên thế giới hiện nay. Buji Khalifa đã trở thành một biểu tượng mới của thế giới Ả rập, không phải chỉ bởi vì nó làm tăng thêm nét hiện đại của Dubai mà còn tượng trưng cho tầm nhìn rộng, tính quyết đoán, sự cách tân và những thành tựu đáng khâm phục của con người. Bằng cách sắp xếp những khả năng và huy động nguồn nhân lực của mình, Dubai đã thành công trong việc xây dựng một kỳ quan kiến trúc hiện đại và áp dụng vào đó những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét