Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013


Tập quán đi lại luôn gắn liền với điều kiện sống. Có lẽ ai cũng tự hỏi có bao giờ nước Anh muốn thay đổi tập quán đi bên trái không? Vì sao hệ thống giao thông của nước Anh lại khác biệt? Câu trả lời thực sự rất thú vị.


Thời Trung cổ, tất cả các nước châu Âu đều đi bên trái giống như nước Anh vì thời kì đó, các hiệp sĩ thường đi bên trái để nếu có ai đi ngang qua thì người ấy sẽ đi về phía bên phải. Trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, họ sẽ có đủ thời gian để rút kiếm (ở phía bên tay phải) ra và chiến đấu ngay lập tức.

Đi lại theo tập quán

Đi bên trái chính thức trở thành bắt buộc vào năm 1300 sau công nguyên khi Giáo hoàng Boniface VIII yêu cầu tất cả những người hành hương về Rome phải đi phía bên trái đường. Quy định này phổ biến tới tận cuối những năm 1700 khi các nhóm chuyên chở hàng hóa ở Mỹ và Pháp dùng xe ngựa để vận chuyển nông sản. Mỗi xe thường sử dụng một đôi ngựa và không có chỗ ngồi cho người đánh xe nên họ phải ngồi lên con ngựa bên trái để dùng tay phải điều khiển ngựa. Vì ngồi bên trái nên họ muốn những người đi ngang qua họ đi về phía bên trái để tiện quan sát.

Sau đó, đoàn người ngựa kiểu này chuyển qua đi bên phải đường để có thể nhìn trước nhìn sau và giữ xe ngựa của mình không đâm vào bánh xe của người khác. Luật đi bên phải chính thức được áp dụng lần đầu tại bang Pennsylvania, Mỹ vào năm 1792. Các bang khác và nhiều vùng ở Canada cũng áp dụng cách đi lại này.

Tại Pháp, tập quán đi bên phải cũng được hình thành giống như ở Mỹ. Tuy nhiên, người Pháp có thêm một động lực nữa là cuộc cách mạng Pháp nổ ra, người dân phủ định tất cả những gì thuộc về nhà thờ, trong đó có luật đi bên trái. Sau này, Napoleon bắt buộc đi bên phải ở tất cả những quốc gia bị chiếm đóng và thói quen này được duy trì ngay cả khi đế chế của Napoleon sụp đổ.

Trong khi đó, nước Anh với quan niệm “nhỏ mới đẹp” nên không sử dụng cỗ xe to lớn cần có người điều khiển ngựa. Thay vào đó, người đánh xe có một chỗ ngồi trên xe bên tay phải để đảm bảo khi họ ra roi với lũ ngựa, roi sẽ không bị mắc vào thùng xe đằng sau. Người Anh chính vì vậy vẫn giữ thói quen đi bên trái đường. Quy định này lần đầu tiên được đưa vào luật vào năm 1756.

Chuyển từ trái sang phải: Không đơn giản?

Tại Thụy Điển, Chính phủ đã thành công khi thay đổi tập quán từ trái sang phải vào năm 1967. Thụy Điển có động lực để thay đổi vì khách hàng của các hãng xe Volvo, Saab nổi tiếng của họ phần lớn đến từ các quốc gia có tay lái thuận và họ buộc phải chuyển để tránh phải sản xuất tới 2 kiểu xe khác nhau phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Nước Anh chuyển đổi sang đi bên phải không đơn giản dù người Anh nhận thức rõ thay đổi đó sẽ khiến họ tương đồng với châu Âu và Mỹ, kết thúc một quá trình tốn kém với hệ thống xe tay lái nghịch. Anh cũng có ý định chuyển đổi sau vài năm Thụy Điển thành công, Chính phủ Anh đã tính rằng, họ sẽ mất khoảng 264 triệu bảng (tương đương với 4 tỷ bảng hiện nay) để thực hiện điều tương tự. Tuy nhiên, đó là 40 năm trước còn bây giờ, nếu muốn làm điều đó, hãy thêm ít nhất 1 hoặc 2 số 0 vào đằng sau số tiền 4 tỷ bảng kia. Cách đây vài năm, một tổ chức giao thông từng đưa ra con số 750 triệu bảng để chi phí thay thế hệ thống biển báo giao thông từ đơn vị dặm sang km. Nếu chuyển sang đi bên phải, 9/10 con đường có thể sử dụng tiếp được còn 10% đường sá là phải xây dựng lại, chưa kể hệ thống đường một chiều, đèn tín hiệu...

- Trên thế giới có 73 nước đi bên trái, 163 nước đi bên phải.
 - 83% người dân Thụy Điển phản đối việc chuyển đổi đi từ trái sang phải nhưng chính phủ vẫn thực hiện thay đổi.
 - 66,1% dân số thế giới sống ở những nước lái xe bên phải.
 - Vẫn có những quốc gia chuyển từ đi bên phải sang đi bên trái. Đó là 2 quốc gia Namibia và Samoa, chuyển đổi năm 2009.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

nghe nhạc trực tuyếnNấu món chay | học nấu ăn DJ - Ảnh đẹp | xalotinnhanh