Viện Hải dương học Nha Trang (thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa) được coi là từ điển của hệ sinh thái biển. Đến đây du khách vừa được chiêm ngưỡng hình ảnh sống động, phong phú, vừa được tìm hiểu các loài sinh vật của đại dương và các mô hình sinh thái biển.
Viện được thành lâp năm 1923 do người Pháp trực tiếp quản lý, điều hành cho tới năm 1952. Hiện nay, Viện nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. Quy mô ban đầu của Viện rộng 20ha, nằm ở bờ gần vùng biển sâu, nơi gặp gỡ hai dòng hải lưu nóng-lạnh, có nhiều tầng lớp từ mặt nước đến cực sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển định cư, sinh sống.
Viện Hải dương học có 20 phòng ban chức năng và phân chia làm nhiều khu trưng bày. Để hiểu khái quát về biển Việt Nam, du khách có thể xem sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”. Sa bàn như một cẩm nang cho du khách hình dung về độ sâu của đáy biển, giới thiệu sự đa dạng sinh học, nguồn lợi từ biển và tuyên truyền bảo vệ môi trường biển…
Bảo tàng Hải dương học (nằm trong Viện Hải dương học) là nơi tập trung nhiều phòng trưng bày về các loài sinh vật, hệ sinh thái của biển. Đến với phòng trưng bày các bể nuôi sinh vật biển, du khách như lạc vào một thế giới rực rỡ sắc màu với nhiều loài sinh vật quý hiếm như: hải quỳ, sao biển màu xanh đỏ, hải sâm, rắn biển, rùa biển, các loài tôm, cá...
Gian trưng bày sinh vật trong bể nuôi ngoài trời sẽ cho du khách hình dung tổng thể về sự phong phú, đa chủng loại của các loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm: cá kẽm sọc, cá bò đuôi gai, cá hoàng đế, cá chình, cá thia... Du khách được tận mắt nhìn cá mao tiên và con sam - một số loài cá đặc biệt.
Cá mao tiên với màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xòe rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản, đầu xù xì như đầu rồng, thân hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc rất ấn tượng với du khách. Những con sam sống thành đôi, loài này xuất hiện khoảng 400 triệu năm trước đây. Những loài cá lớn như cá mập, cá đuối, cá khoang cổ cũng được tập hợp thành khu trưng bày riêng.
Khu trưng bày các mẫu vật của Viện Hải dương học trưng bày 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển ở vùng Đông Nam Á, thu thập được từ các chuyến khảo sát trong vùng biển Đông và một số vùng biển lân cận được bảo quản kỳ công với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của các sinh vật biển.
Các mẫu vật này được phân thành 2 khu: khu dành chocác mẫu vật lớn và khu dành cho các mẫu vật nhỏ. Các mẫu vật lớn nhưbộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (bộ xương được khai quật tại tỉnh Nam Hà năm 1994); bộ xương nàng tiên cá (Dugong ) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng... Các mẫu vật nhỏ nhưnhững con chim yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các vách đá cheo leo giữa biển, bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, các mẫu vật hải cẩu, cá tầm Trung Hoa, cua vua ở các vùng biển lân cận Việt Nam...
Đến Viện Hải dương học, du khách như được du lịch trong lòng đại dương với hàng ngàn loại sinh vật đa dạng. Bên cạnh đó, du khách cũng được tận mắt nhìn thấy tàu khảo sát biển với trọng tải 30 tấn, tốc độ 8 hải lý mà các cán bộ khoa học nơi đây thường sử dụng khi thám hiểm đại dương.
Với hơn 7.000 đầu sách và 60.000 tạp chí khoa học được gửi từ 140 tổ chức quốc tế của hơn 30 nước trên thế giới, thư viện Viện Hải dương học có nhiều tư liệu khoa học biển từ thế kỷ 18 - 19 giúp ích cho các nhà khoa học và những người ham học hỏi. Viện Hải Dương học đóng góp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1.100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%.
Đến thăm Viện Hải dương học, nơi lưu giữ sinh thái biển, du khách ra về có thêm những kiến thức quý về tiềm năng của biển, về công tác bảo tồn của ngành hải dương học Việt Nam và ý thức bảo vệ đại dương của mỗi người dân.
BAVN Online
Viện được thành lâp năm 1923 do người Pháp trực tiếp quản lý, điều hành cho tới năm 1952. Hiện nay, Viện nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. Quy mô ban đầu của Viện rộng 20ha, nằm ở bờ gần vùng biển sâu, nơi gặp gỡ hai dòng hải lưu nóng-lạnh, có nhiều tầng lớp từ mặt nước đến cực sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển định cư, sinh sống.
Viện Hải dương học có 20 phòng ban chức năng và phân chia làm nhiều khu trưng bày. Để hiểu khái quát về biển Việt Nam, du khách có thể xem sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”. Sa bàn như một cẩm nang cho du khách hình dung về độ sâu của đáy biển, giới thiệu sự đa dạng sinh học, nguồn lợi từ biển và tuyên truyền bảo vệ môi trường biển…
Bảo tàng Hải dương học (nằm trong Viện Hải dương học) là nơi tập trung nhiều phòng trưng bày về các loài sinh vật, hệ sinh thái của biển. Đến với phòng trưng bày các bể nuôi sinh vật biển, du khách như lạc vào một thế giới rực rỡ sắc màu với nhiều loài sinh vật quý hiếm như: hải quỳ, sao biển màu xanh đỏ, hải sâm, rắn biển, rùa biển, các loài tôm, cá...
Gian trưng bày sinh vật trong bể nuôi ngoài trời sẽ cho du khách hình dung tổng thể về sự phong phú, đa chủng loại của các loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm: cá kẽm sọc, cá bò đuôi gai, cá hoàng đế, cá chình, cá thia... Du khách được tận mắt nhìn cá mao tiên và con sam - một số loài cá đặc biệt.
Cá mao tiên với màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xòe rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản, đầu xù xì như đầu rồng, thân hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc rất ấn tượng với du khách. Những con sam sống thành đôi, loài này xuất hiện khoảng 400 triệu năm trước đây. Những loài cá lớn như cá mập, cá đuối, cá khoang cổ cũng được tập hợp thành khu trưng bày riêng.
Khu trưng bày các mẫu vật của Viện Hải dương học trưng bày 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển ở vùng Đông Nam Á, thu thập được từ các chuyến khảo sát trong vùng biển Đông và một số vùng biển lân cận được bảo quản kỳ công với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của các sinh vật biển.
Các mẫu vật này được phân thành 2 khu: khu dành chocác mẫu vật lớn và khu dành cho các mẫu vật nhỏ. Các mẫu vật lớn nhưbộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (bộ xương được khai quật tại tỉnh Nam Hà năm 1994); bộ xương nàng tiên cá (Dugong ) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng... Các mẫu vật nhỏ nhưnhững con chim yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các vách đá cheo leo giữa biển, bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, các mẫu vật hải cẩu, cá tầm Trung Hoa, cua vua ở các vùng biển lân cận Việt Nam...
Đến Viện Hải dương học, du khách như được du lịch trong lòng đại dương với hàng ngàn loại sinh vật đa dạng. Bên cạnh đó, du khách cũng được tận mắt nhìn thấy tàu khảo sát biển với trọng tải 30 tấn, tốc độ 8 hải lý mà các cán bộ khoa học nơi đây thường sử dụng khi thám hiểm đại dương.
Với hơn 7.000 đầu sách và 60.000 tạp chí khoa học được gửi từ 140 tổ chức quốc tế của hơn 30 nước trên thế giới, thư viện Viện Hải dương học có nhiều tư liệu khoa học biển từ thế kỷ 18 - 19 giúp ích cho các nhà khoa học và những người ham học hỏi. Viện Hải Dương học đóng góp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1.100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%.
Đến thăm Viện Hải dương học, nơi lưu giữ sinh thái biển, du khách ra về có thêm những kiến thức quý về tiềm năng của biển, về công tác bảo tồn của ngành hải dương học Việt Nam và ý thức bảo vệ đại dương của mỗi người dân.
BAVN Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét